Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hộ nghèo trồng rừng được hỗ trợ thế nào

Hộ nghèo trồng rừng được hỗ trợ thế nào
Ngày đăng: 03/10/2015

Luật sư Nguyễn Hồng Bách (Công ty Luật Hồng Bách) trả lời:

Ngày 9.9.2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2015/NĐ-CP, trong đó quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích bảo vệ rừng, trồng rừng… và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020,  có hiệu lực thi hành từ ngày 2.11.2015, áp dụng cho các đối tượng sau:

+ Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định, có thực hiện một trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng:

Bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; trồng rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch phát triển rừng được Nhà nước giao đất; nhận khoán bảo vệ rừng.

+ Cộng đồng dân cư thôn được giao rừng theo quy định tại Điều 29 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Điều 54 Luật Đất đai, tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định, thực hiện bảo vệ rừng được giao hoặc rừng nhận khoán.

+Tổ chức, cá nhân có liên quan.

Chính sách hỗ trợ bao gồm: Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng; bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung; trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ; trồng rừng phòng hộ; trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy và chính sách tín dụng.

Theo đó, hỗ trợ bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm;  hỗ trợ từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng/ha để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công bằng tiền đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ tùy theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng theo thiết kế - dự toán;

Được trợ cấp 15kg gạo/khẩu/tháng hoặc bằng tiền tương ứng với giá trị 15kg gạo/khẩu/tháng tại thời điểm trợ cấp trong thời gian chưa tự túc được lương thực.

Ngoài ra, Ngân hàng CSXH  hoặc Ngân hàng NNPTNT còn hỗ trợ cho vay không có tài sản bảo đảm phần giá trị đầu tư còn lại với mức tối đa 15 triệu đồng/ha, lãi suất 1,2%/năm.

Ngân hàng CSXH còn hỗ trợ cho vay không có tài sản bảo đảm để chăn nuôi trâu, bò, gia súc khác với mức vay tối đa 50 triệu đồng, lãi suất 1,2%/năm…

 


Có thể bạn quan tâm

Dầu Tiếng (Bình Dương) Sẽ Đẩy Mạnh Phát Triển Các Mô Hình Chăn Nuôi Động Vật Hoang Dã Dầu Tiếng (Bình Dương) Sẽ Đẩy Mạnh Phát Triển Các Mô Hình Chăn Nuôi Động Vật Hoang Dã

Hiện nay, trên địa huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) có 99 hộ đăng ký chăn nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) với 14 loài, gồm: Gấu ngựa, cá sấu, rắn ráo trâu, kỳ đà, rùa đất lớn, rùa núi vàng, cua đinh, cầy vòi hương, heo rừng lai, dúi, nhím… với tổng đàn lên đến 8.628 con.

19/04/2014
Hiệu Quả Từ Chăn Nuôi Bò Vỗ Béo Hiệu Quả Từ Chăn Nuôi Bò Vỗ Béo

Từ khi thành lập năm 2012 đến nay, mô hình chăn nuôi bò vỗ béo tại xã Long Trì, huyện Châu Thành (Long An), đã phát huy hiệu quả. Một số hội viên (HV) nông dân (ND) nhờ số vốn mồi đã có điều kiện làm ăn, vươn lên trong cuộc sống.

19/04/2014
Sản Lượng Mật Ong Giảm 1.500 Tấn Sản Lượng Mật Ong Giảm 1.500 Tấn

Đến nay, mùa vụ khai thác mật ong từ vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã kết thúc. Sản lượng mật ước đạt 900 tấn, giảm 1.500 tấn so với cùng kỳ năm trước.

19/04/2014
Phong Nẫm (Bến Tre) Nhiều Hộ Nuôi Dê Thoát Nghèo Phong Nẫm (Bến Tre) Nhiều Hộ Nuôi Dê Thoát Nghèo

Mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện cuộc sống của nhiều gia đình nghèo.

19/04/2014
Cần Cân Nhắc Về Tái Cơ Cấu Đàn Trong Chăn Nuôi Cần Cân Nhắc Về Tái Cơ Cấu Đàn Trong Chăn Nuôi

Theo định hướng tái cơ cấu ngành Chăn nuôi, đàn gia cầm sẽ được tăng lên so với đàn gia súc. Tuy nhiên, theo quan điểm của Hiệp hội Chăn nuôi thì điều này chưa thích hợp.

19/04/2014