Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phương Pháp Diệt Cỏ Dại Không Dùng Chất Hóa Học

Phương Pháp Diệt Cỏ Dại Không Dùng Chất Hóa Học
Ngày đăng: 12/02/2014

Lúa mạch đen ngăn chặn sự sinh sôi của cỏ dại.

Cỏ dại là một vấn đề đau đầu đối với người nông dân của các nước trên thế giới, kể cả những nước có công nghệ tiên tiến như Mỹ. Các nhà khoa học Mỹ vừa tìm ra một phương pháp mới kiểm soát cỏ dại bằng một loại cây bao phủ thay vì dùng chất hóa học.

Nhà nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ Steve Mirsky cùng với các nhà nghiên cứu khác tiến hành trồng một cánh đồng lúa mạch đen, trước khi mùa gieo hạt.

Khi cây cao khoảng 2 mét, nhóm nghiên cứu thay vì cắt lúa mạch đen, đã san bằng chúng bằng cách máy cán có trục lăn, nén và ép chúng thành một lớp thảm dầy ngăn cỏ dại phát triển. Lúa mạch đen được sử dụng như một loại cây che phủ vì nó giúp ngăn xói mòn, giúp đất giữ các chất dinh dưỡng, và làm giảm sự cần thiết phải làm đất.

Nhà sinh thái Steve Mirsky cho biết: “Lớp lúa mạch đen này che phủ toàn bộ mặt đất, giảm lượng ánh sáng xuống bề mặt đất. Tấm chăn che phủ này cũng giúp cho đất ẩm hơn, đồng thời ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của cỏ dại”.

Mặc dù mất nhiều thời gian hơn nếu áp dụng phương pháp này, nhưng nhóm nghiên cứu cho biết, những loại thực vật thảm sau khi khô lại và mục ruỗng sẽ là nguồn phân bón rất hữu ích cho đất trồng mùa vụ tiếp theo. Một trong những lợi ích lớn nhất của việc áp dụng phương pháp này đó là các cây trồng sẽ hoàn toàn là sản phẩm hữu cơ, không sử dụng chất hóa học.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Trúng Đậm Nuôi Cua Trái Vụ Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Trúng Đậm Nuôi Cua Trái Vụ

Sau khi hoàn thành khâu thu hoạch nuôi thủy sản nước lợ chính vụ, bà con ngư dân các xã Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng An, Quảng Phước và thị trấn Sịa của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành thả nuôi 210 ha cua trái vụ.

17/10/2014
Bỏ Tôm, Nuôi Cá Chẽm Bỏ Tôm, Nuôi Cá Chẽm

Những năm gần đây, do nuôi tôm thua lỗ nên người dân ven đầm Thủy Triều ở xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã chuyển sang nuôi cá chẽm. Tuy nuôi cá đang mang lại hiệu quả cao nhưng không ít người dân vẫn tỏ ra lo lắng.

17/10/2014
Bắt Được Con Cá Hô Nặng Gần 130 Kg Trên Nhánh Sông Đồng Nai Bắt Được Con Cá Hô Nặng Gần 130 Kg Trên Nhánh Sông Đồng Nai

Anh Dũng cho biết, lưới được giăng vào buổi tối, đến sáng kéo lưới thì thấy một con cá rất lớn đang nằm trong lưới. Con cá giãy giụa đã làm rách một phần lưới nhưng không thoát được. Anh Dũng đã dùng dây luồn vào mang con cá, buộc lại, rồi nhờ vài người nữa kéo vào bờ.

17/10/2014
Lớp Học Hiện Trường Về Nuôi Tôm Công Nghiệp Lớp Học Hiện Trường Về Nuôi Tôm Công Nghiệp

Học đi đôi với hành sẽ giúp học viên nắm vững kiến thức và có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. Đây là phương châm của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau khi Trung tâm này đang mở các lớp học tại hiện trường về kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn xã Quách Văn Phẩm, huyện Đầm Dơi.

17/10/2014
Cá Nuôi Miền Tây Xuất Mạnh Sang Campuchia Cá Nuôi Miền Tây Xuất Mạnh Sang Campuchia

Hiện nay, thương lái Campuchia sang An Giang, Cần Thơ tìm mua các loại cá nước ngọt, như: Cá lóc, trê phi, rô, điêu hồng… mang về nước tiêu thụ. Theo thống kê chưa đầy đủ, bình quân mỗi ngày, có khoảng 100 tấn cá xuất sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch, nhiều nhất là cá trê phi và cá lóc.

17/10/2014