Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hộ nghèo trồng rừng được hỗ trợ thế nào

Hộ nghèo trồng rừng được hỗ trợ thế nào
Publish date: Saturday. October 3rd, 2015

Luật sư Nguyễn Hồng Bách (Công ty Luật Hồng Bách) trả lời:

Ngày 9.9.2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2015/NĐ-CP, trong đó quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích bảo vệ rừng, trồng rừng… và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020,  có hiệu lực thi hành từ ngày 2.11.2015, áp dụng cho các đối tượng sau:

+ Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định, có thực hiện một trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng:

Bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; trồng rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch phát triển rừng được Nhà nước giao đất; nhận khoán bảo vệ rừng.

+ Cộng đồng dân cư thôn được giao rừng theo quy định tại Điều 29 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Điều 54 Luật Đất đai, tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định, thực hiện bảo vệ rừng được giao hoặc rừng nhận khoán.

+Tổ chức, cá nhân có liên quan.

Chính sách hỗ trợ bao gồm: Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng; bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung; trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ; trồng rừng phòng hộ; trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy và chính sách tín dụng.

Theo đó, hỗ trợ bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm;  hỗ trợ từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng/ha để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công bằng tiền đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ tùy theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng theo thiết kế - dự toán;

Được trợ cấp 15kg gạo/khẩu/tháng hoặc bằng tiền tương ứng với giá trị 15kg gạo/khẩu/tháng tại thời điểm trợ cấp trong thời gian chưa tự túc được lương thực.

Ngoài ra, Ngân hàng CSXH  hoặc Ngân hàng NNPTNT còn hỗ trợ cho vay không có tài sản bảo đảm phần giá trị đầu tư còn lại với mức tối đa 15 triệu đồng/ha, lãi suất 1,2%/năm.

Ngân hàng CSXH còn hỗ trợ cho vay không có tài sản bảo đảm để chăn nuôi trâu, bò, gia súc khác với mức vay tối đa 50 triệu đồng, lãi suất 1,2%/năm…

 


Related news

Chất tạo nạc cho heo chủ yếu nhập từ Trung Quốc Chất tạo nạc cho heo chủ yếu nhập từ Trung Quốc

Chất tạo nạc cho heo được sử dụng nhiều nhất tại VN là clenbuterol và salbutamol, chủ yếu có nguồn nhập từ Trung Quốc, khi heo ăn chất này sẽ không đào thải như những chất khác.

Saturday. August 29th, 2015
Cá nuôi gắn mác cá đồng Cá nuôi gắn mác cá đồng

Gần đây, nhiều tiểu thương bán cá lóc, cá rô, cá trê nuôi tại các chợ đầu mối “gắn mác” cá đồng để đẩy giá lên cao. Hành vi gian dối này khiến người mua chịu thiệt!

Monday. August 31st, 2015
Tôm giống nhập tỉnh tăng Tôm giống nhập tỉnh tăng

Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT trong tháng 8, tôm sú giống nhập tỉnh Cà Mau 506,89 triệu con, tăng 73,47 triệu con so tháng trước, tôm không đạt chất lượng chiếm dưới 1%.

Monday. August 31st, 2015
Nông dân Vĩnh Châu chăm sóc tốt cho vụ tôm nuôi 2015 Nông dân Vĩnh Châu chăm sóc tốt cho vụ tôm nuôi 2015

Tính đến nay, nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã thả nuôi trên 13.000 ha tôm, đạt trên 65% kế hoạch, trong đó tôm sú là 6.159 ha, đạt trên 61%, tôm thẻ chân trắng gần 7000 ha, đạt 60% kế hoạch. Nhìn chung diện tích ao nuôi phần lớn được nông dân cải tạo kỹ lưỡng, xử lý đảm bảo môi trường nước trước khi thả giống nhằm hạn chế rủi ro.

Monday. August 31st, 2015
Thả hơn 1 vạn cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên Thả hơn 1 vạn cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên

Ngày 27-8, tại xã Quỳnh Phú (Gia Bình - Bắc Ninh), Chi cục Thủy sản tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản và thả cá giống bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

Monday. August 31st, 2015