Hiệu Quả Từ Trồng Bí Rợ Trên Bờ Ruộng
Gần 10 năm qua, anh Nguyễn Thanh Tâm, ngụ ấp Tân Thuộc, xã An Xuyên, TP Cà Mau trồng bí rợ trên bờ bao ruộng lúa mang lại hiệu quả cao. Dù là sản xuất phụ nhưng việc trồng bí rợ đem lại cho gia đình anh thu nhập trên 15 triệu đồng/năm.
Ban đầu thấy đất bờ ruộng cỏ mọc um tùm, tốn công làm cỏ mà không đem lại lợi ích gì, anh Nguyễn Thanh Tâm suy nghĩ, phải tìm một loại cây gì để trồng vừa chống lãng phí đất, vừa tạo ra thu nhập. Nghiên cứu kỹ nhiều nơi, anh quyết định trồng cây bí rợ. Không ngờ bí rợ thích nghi rất tốt trên bờ bao ruộng lúa. Từ đó đến nay anh trồng đều đều mỗi năm 2 vụ bí rợ, mỗi vụ trồng 200 dây, trừ chi phí cho lãi từ 7 - 10 triệu đồng/vụ.
Anh Nguyễn Thanh Tâm chia sẻ kinh nghiệm trồng bí đơn giản: Ngâm ươn hạt cho nẩy mầm, ươm trong bầu cho cây bí lên 1 - 2 lá rồi đem ra trồng. Mỗi hộc trồng đào đường kính từ 2 - 2,5 tấc, phía dưới rải 1 nhúm phân NPK, sau đó cho phân rác, phân rơm hoai mục đầy hộc, rồi cho dây bí vào trồng. Mỗi dây trồng cách nhau khoảng 2,5 m.
Ông Nguyễn Lung Lăng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP Cà Mau, cho biết, mô hình trồng bí rợ trên bờ bao ruộng lúa của anh Nguyễn Thanh Tâm giải quyết nhiều vấn đề: khai thác triệt để diện tích đất, giải quyết được lao động nhàn rỗi nông thôn, tăng thu nhập nâng cao đời sống hộ gia đình. Những năm tiếp theo, Hội Nông dân thành phố sẽ phát động nhân rộng mô hình.
Có thể bạn quan tâm
Anh Nguyễn Tuấn, chủ chiếc thuyền công suất 130CV ở phường Bình Hưng (Phan Thiết) cùng với 20 bạn thuyền xuất bến lúc 15 giờ. Dự kiến chuyến đi từ 5 - 7 ngày mới về. Thế nhưng đêm hôm ấy, sau khi phát hiện đàn nục lớn chưa từng có, chỉ một mẻ lưới thôi anh Tuấn đã có không dưới 10 tấn cá.
Tại các chợ lẻ ở TP.HCM, ngoài táo, lê, nho từ Mỹ, Úc, New Zealand, trái cây Trung Quốc thì các loại trái như bòn bon, me, sầu riêng, nhãn… từ Thái Lan cũng chiếm một vị trí quan trọng trên các kệ hàng của tiểu thương. Trái cây Thái đang được nhập về số lượng ngày càng lớn.
Hộ chị Nguyễn Thanh Thúy ngụ ấp Tân Trong, xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò được biết đến với mô hình nuôi rắn hổ hèo hiệu quả. Hiện đàn rắn của gia đình chị có trên 80 con, trong đó có khoảng 60 con có trọng lượng hơn 1,5kg. Ngoài ra, chị còn đang dưỡng một số rắn nhỏ và ấp trứng rắn để bán.
Khác với tâm trạng vui mừng các vụ sắn trước, năm nay ai cũng lắc đầu trước vụ sắn “đắng”. Ngoài nắng hạn kéo dài làm sắn giảm năng suất, thì bệnh chổi rồng, rệp sáp bột hồng tiếp tục “đeo bám”. Hơn nữa giá sắn giảm mạnh làm cho người trồng khốn đốn.
Những năm gần đây, phong trào chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả, vườn tạp sang những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được người dân huyện Long Mỹ tích cực hưởng ứng. Điều này không chỉ góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất mà còn giúp người dân nâng cao thu nhập, phát huy tối đa hiệu quả sản xuất trên cùng diện tích canh tác.