Hiệu Quả Từ Trồng Bí Rợ Trên Bờ Ruộng
Gần 10 năm qua, anh Nguyễn Thanh Tâm, ngụ ấp Tân Thuộc, xã An Xuyên, TP Cà Mau trồng bí rợ trên bờ bao ruộng lúa mang lại hiệu quả cao. Dù là sản xuất phụ nhưng việc trồng bí rợ đem lại cho gia đình anh thu nhập trên 15 triệu đồng/năm.
Ban đầu thấy đất bờ ruộng cỏ mọc um tùm, tốn công làm cỏ mà không đem lại lợi ích gì, anh Nguyễn Thanh Tâm suy nghĩ, phải tìm một loại cây gì để trồng vừa chống lãng phí đất, vừa tạo ra thu nhập. Nghiên cứu kỹ nhiều nơi, anh quyết định trồng cây bí rợ. Không ngờ bí rợ thích nghi rất tốt trên bờ bao ruộng lúa. Từ đó đến nay anh trồng đều đều mỗi năm 2 vụ bí rợ, mỗi vụ trồng 200 dây, trừ chi phí cho lãi từ 7 - 10 triệu đồng/vụ.
Anh Nguyễn Thanh Tâm chia sẻ kinh nghiệm trồng bí đơn giản: Ngâm ươn hạt cho nẩy mầm, ươm trong bầu cho cây bí lên 1 - 2 lá rồi đem ra trồng. Mỗi hộc trồng đào đường kính từ 2 - 2,5 tấc, phía dưới rải 1 nhúm phân NPK, sau đó cho phân rác, phân rơm hoai mục đầy hộc, rồi cho dây bí vào trồng. Mỗi dây trồng cách nhau khoảng 2,5 m.
Ông Nguyễn Lung Lăng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP Cà Mau, cho biết, mô hình trồng bí rợ trên bờ bao ruộng lúa của anh Nguyễn Thanh Tâm giải quyết nhiều vấn đề: khai thác triệt để diện tích đất, giải quyết được lao động nhàn rỗi nông thôn, tăng thu nhập nâng cao đời sống hộ gia đình. Những năm tiếp theo, Hội Nông dân thành phố sẽ phát động nhân rộng mô hình.
Related news
Ngược lại, ngành chăn nuôi trong nước trồi sụt, đặc biệt là giá thịt lợn có dấu hiệu suy giảm từ giữa năm 2012 đến giữa năm 2013. Chính vì vậy nhu cầu tiêu dùng thức ăn chăn nuôi cũng giảm theo.
Nếu tôm cá nuôi không bị bệnh, tất nhiên người nuôi sẽ không sử dụng thuốc để điều trị thì các sản phẩm thủy sản sẽ có cơ hội đáp ứng được yêu cầu về “ An toàn-Chất lượng”.
Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, qua các xét nghiệm mẫu bùn và mẫu nghêu tại khu vực biển xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông cho thấy, đến thời điểm hiện tại chưa đủ cơ sở khẳng định nghêu chết là do bệnh. Do vậy khả năng lớn nhất là độ mặn tăng đột ngột đi kèm với gió chướng thổi mạnh trước và trong thời gian xảy ra hiện tượng nghêu chết.
Còn cá linh nghịch mùa thì lại trở thành hàng đặc sản quý hiếm, có tiền cũng chưa chắc mua được. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trường, ông Nhãn đã tận dụng 2 ha mặt nước để nuôi cá linh từ năm 2007 đến nay, mỗi năm cá linh của ông nuôi trong ao đều thắng đậm, bán được giá cao mà vẫn không đủ hàng để cung cấp cho thị trường.
Vừa qua, Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) khảo sát các điểm nuôi cá tra thương phẩm và cơ sở sản xuất cá tra bột trên địa bàn huyện để làm cơ sở quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.