Mác Mật Được Mùa Kép

Thời điểm hiện nay, người dân ở các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Cao Lộc (Lạng Sơn) đang bước vào vụ thu hoạch quả mác mật với nềm vui được mùa, được giá.
Mác mật là cây có mùi thơm dễ chịu được dùng làm gia vị để chế biến các món lợn quay, vịt quay, măng ớt…nổi tiếng ở Lạng Sơn từ bao đời nay. Những năm gần đây, do giá trị cây mác mật đem lại hiệu quả cao, nhiều hộ đã mở rộng diện tích.
Hiện nay, diện tích cây mác mật trên toàn tỉnh Lạng Sơn khoảng 350ha, sản lượng hàng năm đạt trên 5.000 tấn. Cây mác mật trồng tập trung ở các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Cao Lộc...
Từ đầu tháng 7 đến nay, người trồng mác mật đang bước vào vụ thu hoạch. Anh Hoàng Văn Xuân ở thôn Bản Đao, xã Tân Văn, huyện Bình Gia cho biết: “Gia đình tôi có hơn 2,5ha cây mác mật, năm nay cây mác mật được mùa, lại được giá hơn mọi năm nên tôi cũng như bà con rất phấn khởi.
Đến thời điểm này, gia đình tôi đã thu hoạch được trên 2 tấn quả với giá bán 15.000đ/kg tại gốc, nếu thu hoạch hết vụ chắc được thêm 1 tấn nữa. Ước tính vụ mác mật năm nay gia đình tôi thu về không dưới 40 triệu đồng”.
Bà Hoàng Thị Pử ở thôn Manh Dưới, xã Trùng Khánh, huyện Văn Lãng cũng rất phấn khởi khi nói về vụ mác mật: “Do thời tiết thuận lợi nên năm nay cây mác mật nào cũng sai trĩu quả, với 1,5 ha gia đình tôi thu hoạch được gần 2 tấn quả, với giá bán 14.000 đ/kg tại vườn, đem lại cho gia đình khoản thu nhập gần 30 triệu đồng”.
Theo những người dân, cây mác mật rất dễ trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sau khi trồng từ 4 -5 năm cây đã cho quả. Cây có tuổi thọ khoảng 40 năm, trong đó từ năm thứ 25 đến năm thứ 30 cho năng suất cao nhất, mỗi cây trung bình cho từ 40 đến 60kg quả/năm. Cả cây mác mật, nhất là lá, vỏ quả đều có tinh dầu thơm dễ chịu.
Từ lâu người dân các dân tộc ở khu vực Việt Bắc nói chung và Lạng Sơn nói riêng đều có kinh nghiệm sử dụng mác mật làm gia vị chế biến cho các món ăn. Lá mác mật không thể thiếu đối với món thịt lợn quay, vịt quay, thịt nướng, xào măng... Quả tươi làm nên hương vị độc đáo của món măng ớt, ăn một lần nhớ mãi. Quả mác mật phơi khô để kho thịt, cá; hoặc xay mịn để làm gia vị như hạt tiêu...
Có thể bạn quan tâm

Cùng lúc thực hiện kiểm nghiệm tại Quảng Ngãi, Cục Bảo vệ Thực vật còn thử nghiệm tại Hà Nội và TP HCM. Tại Quảng Ngãi, diện tích được thử nghiệm trên 1.000 mét vuông, được thực hiện trên 3 loại thuốc kích thích, trong đó có một loại thuốc có trong danh mục được phép sử dụng của Bộ NN-PTNT, 2 loại thuốc ngoài danh mục có xuất xứ từ Trung Quốc là GA3 và 920; thuốc có trong danh mục sử dụng là thuốc An Khang do Cty TNHH Trường Thịnh, tỉnh Lạng Sơn sản xuất.

Cho đến gần đây, tôm chân trắng phục vụ cho các nhà hàng sushi băng chuyền bình dân và trong các món ăn Trung Quốc chủ yếu được NK từ Thái Lan. Tuy nhiên, mùa thu năm nay, một số chuỗi siêu thị Nhật Bản đã bắt đầu kinh doanh các sản phẩm của Ấn Độ do lợi thế về kích cỡ và giá

Cam sành là một trong những cây ăn trái chủ lực, thế mạnh của huyện Cầu Kè (Trà Vinh). Do lợi nhuận khá cao từ cây cam sành, các hộ nông dân đã ồ ạt trồng cây cam sành. Việc phát triển cây cam sành một cách tự phát, sử dụng những giống cây trôi nổi, không theo quy hoạch đã làm cho dịch bệnh tràn lan, có nguy cơ sẽ xóa sổ cây cam sành trong vài năm tới. Do đó các ngành nông nghiệp tỉnh cùng các nhà khoa học và nông dân đang tìm giải pháp để khôi phục và phát triển cây cam sành.

Tính đến ngày 15/4 đã có hơn 40 ngàn hecta nhiễm, trong đó có 17 ngàn hecta nhiễm nặng, khoảng 43 ngàn ha cần được phun thuốc phòng trừ. Các địa phương bị nặng nhất là Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Sâu cuốn lá nhỏ chủ yếu xuất hiện trên những ruộng cấy sớm, phát triển xanh tốt.

Về vùng nuôi tôm Công Lương, xã Hoài Mỹ (Hoài Nhơn) vào những ngày cuối tháng 4 này, chúng tôi được biết vấn đề thời sự của người dân ở đây là nạn dịch tôm đang hoành hành. Trước đây, vùng nuôi tôm Công Lương chưa bao giờ bị dịch bệnh vì cơ sở hạ tầng nuôi tôm nơi đây được Nhà nước đầu tư khá tốt, tính cộng đồng trong nuôi tôm cũng được người nuôi thực hiện chu đáo.