Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dân Bảy Núi Trồng Chùm Ngây Dưới Tán Rừng Để Thoát Nghèo

Dân Bảy Núi Trồng Chùm Ngây Dưới Tán Rừng Để Thoát Nghèo
Ngày đăng: 02/08/2014

Hạt chùm ngây 100.000 - 120.000 đồng/kg, lá non 50.000 - 60.000 đồng/kg, giống 15.000 đồng/cây, loài vốn chỉ làm hàng rào giờ có thể mang lại cho nông dân cả trăm triệu mỗi năm.

Chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera, thích nghi với vùng đất núi, dễ trồng. Tỉnh An Giang đang hỗ trợ nông dân thực hiện dự án “Xây dựng mô hình phát triển cây chùm ngây” ở vùng Bảy Núi ( huyện Tri Tôn và Tịnh Biên) với diện tích 200ha theo hai hướng: sử dụng cho rau sạch và thuốc sạch theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tỉnh An Giang còn có kế hoạch sẽ tập trung xây dựng vùng nguyên liệu 2.000 ha tại 9 xã của hai huyện vùng Bảy Núi, khai thác từng bước 6.000ha đất trồng rừng hiệu quả thấp, qua đó tăng giá trị kinh tế từ 2 triệu đồng/ha/năm lên 20 triệu đồng/ha/năm, tạo việc làm, thu nhập cao cho lao động nông thôn miền núi. 

Ông Trần Văn Hiệp ở ấp Núi Đá Lớn, xã An Phú, Tịnh Biên, cho biết, gia đình trồng 5 công cây chùm ngây ở phía sau triền núi Voi, cây đang cho thu hoạch lá. Trung bình 2 tuần thu hoạch lá non một lần, giá 1 kg lá từ 50.000 - 60.000 đồng, còn hạt giống bán 100.000 đồng/kg. Ngoài ra, gia đình làm vườn ươm cây con, mỗi năm cũng ươm được vài ngàn cây, bán giá mỗi cây giống từ 15.000-20.000 đồng.

Cũng theo ông Hiệp, một công đất ở triền núi khó có thể trồng cây ăn trái cho năng suất cao mà chỉ trồng rừng, và mà đặc biệt chỉ có chùm ngây trồng xen canh với rừng là phù hợp, cho thu hoạch không thua gì so với trồng lúa, trong khi việc chăm sóc lại nhàn hạ hơn. Toàn thân cây chùm ngây là thuốc nên luôn được các công ty chế biến dược phẩm quan tâm đến tận nhà thu mua.

Ông Trần Văn Mì, bí thư xã Lương Phi (Tri Tôn – An giang) cho biết thêm, ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long chỉ có vùng Bảy Núi với khí hậu khô hạn khắc nghiệt là nơi lý tưởng trồng chùm ngây. Hiện huyện Tri Tôn đang thực hiện đề tài: "Bảo tồn, phát triển sản xuất và hướng tới chế biến, tiêu thụ sản phẩm cây chùm ngây".

Đây là chương trình nằm trong dự án xóa nghèo, nhằm cải thiện cuộc sống đồng bào dân tộc Khmer và người trồng rừng phòng hộ khu vực Bảy Núi. Kinh phí cho dự án hơn 1 tỷ đồng. Theo ông Mì, ước tính dự án giải quyết việc làm cho khoảng 300 hộ nông dân tại địa phương và trên 1.000 lao động nông nhàn.

Cây chùm ngây có trong tự nhiên từ lâu đời. Tại vùng núi ở Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang) nhiều nhà trước nay vẫn quen trồng làm hàng rào. Nay bà con mới biết tới các công dụng của nó.

Ông Mì cũng cho biết: Chùm ngây là loại cây thân gỗ, có thể cao tới 5-6m, cây rất dễ trồng, dễ sống,  không kén đất, ít tốn phân, và hầu như “miễn dịch” với sâu bọ. Cây có thể trồng quanh hàng rào, trồng ở những bãi đất trống, trồng dọc đường đi... Trồng khoảng 4-5 tháng là bắt đầu thu lá. Vì thuộc họ cây cổ thụ nên tuổi thọ của chùm ngây kéo dài.

Người dân có thể trồng chùm ngây xen kẽ dưới tán rừng, khi cây cao được 1,5m thì cắt cành, chỗ cắt sẽ đâm ra nhiều tược, khi tược cao lại cắt ngang, lúc đó cây sẽ đâm tược theo cấp số nhân. Chùm ngây trồng khoảng 6 - 8 tháng là có thể thu hoạch được lá hoặc hạt.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Cây Vải Làm Giàu Từ Cây Vải

Sau 23 năm phục vụ quân đội, năm 1990 ông Năng Văn Tuyến, thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan (Tam Đảo) trở về địa phương với hai bàn tay trắng. Kinh tế gia đình ông ngày càng khó khăn và vất vả, bởi nguồn thu nhập gia đình lúc đó chủ yếu dựa vào 5 sào ruộng. Năm 1996, ông Tuyến đã bàn với gia đình mua 2 mẫu diện tích đất đồi của HTX với thời gian 50 năm để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.

14/06/2013
Hiệu Quả Cao Từ Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Khoái Châu (Hưng Yên) Hiệu Quả Cao Từ Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Khoái Châu (Hưng Yên)

Mô hình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Khoái Châu (Hưng Yên) được bắt đầu phát triển từ năm 2003 với sự hỗ trợ theo chương trình đề án chăn nuôi bò sữa của tỉnh, triển khai tại các xã vùng màu, vùng bãi, vùng bối. Tuy nhiên, sau một thời gian đàn bò sữa trên địa bàn huyện bị giảm do một số con bị ốm không chữa được, do đẻ khó, một số con sau khi nuôi bị vô sinh, sữa kém nên phải loại thải. Thị trường tiêu thụ sữa gặp khó khăn, giá sữa xuống thấp trong thời gian dài, người chăn nuôi bò sữa được lãi thấp, thậm chí bị thua lỗ nên một số hộ đã bán bò để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Cùng thời điểm, giá bò lai sind giá lên cao, lãi nhiều, chăn nuôi lại đơn giản hơn bò sữa, nhiều hộ giảm bò sữa chuyển sang chăn nuôi bò lai sind, lấy giống cho bò sữa bằng bò lai sind. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ thú y còn mỏng, thiếu kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh và thụ tinh nhân tạo; giá đầu vào như thức ăn tinh, công lao động, thuốc thú y... tăng cao trong khi giá sữa lại thấp và kéo dài, làm cho chăn nuôi

02/02/2013
Giá Cá Tra Giống Giảm Mạnh Giá Cá Tra Giống Giảm Mạnh

Theo Chi cục Thủy sản Cần Thơ, từ giữa tháng 3/2013, giá cá tra nguyên liệu trên địa bàn thành phố ở mức 19.500 - 21.000 đồng/kg, đến đầu tháng 4, giá cá nhích lên 500 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất dao động từ 23.000 - 24.000 đồng/kg. Ở thời điểm giá cá tra nguyên liệu tăng nhẹ thì giá cá tra giống lại giảm 3.000 đồng/kg so với tháng trước.

15/06/2013
Gà Nội Có Cơ Hội Gà Nội Có Cơ Hội "Lên Ngôi"

Không chịu sức ép từ gà thải loại nhập lậu, trong khi khu cầu thực dịp tết tăng mạnh nên gà chăn nuôi trong nước được giá. Người tiêu cũng tin tưởng hơn vì gà chất lượng bảo đảm dịp Tết còn người chăn nuôi phấn khởi vì có thêm thu nhập.

09/02/2013
Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Thời gian gần đây, trang trại Út Thúy (xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) luôn tấp nập các đoàn khách đến tham quan, học tập.

15/06/2013