Hiệu quả từ nuôi gà vườn đồi

Sau gần 4 năm đầu tư nuôi gà thịt thương phẩm theo hình thức nuôi nhốt, nhận thấy hiệu quả kinh tế không cao, chi phí đầu tư lớn, hao hụt và thất thoát cũng không nhỏ bởi dịch bệnh vật nuôi hay xảy ra, đồng thời chất lượng thịt gà không ngon, anh Đặng Quốc Lộc, ở thôn Kiên Thạnh, xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn quyết tâm tìm tòi mô hình chăn nuôi mới.
Anh đã đi tham quan, học tập cũng như tích cực tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi ở địa phương, nhờ vậy mà anh đã có một kiến thức vững vàng trong chăn nuôi. Năm 2015, anh tận dụng diện tích đất vườn đồi đang trồng bạch đàn để nuôi gà thả vườn, bước đầu nuôi 700 con gà ta.
Sau gần 3 tháng nuôi, trọng lượng gà đạt 1,6 - 1,8 kg/con, anh xuất bán, trừ chi phí còn lãi 15 triệu đồng.
Theo anh Lộc, việc nuôi gà thả vườn cũng tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, nhưng ở đây gà được thả rông nên tận dụng được nguồn thức ăn tươi là các loại côn trùng và cây cỏ tự nhiên, dịch bệnh ít xảy ra, chi phí đầu tư cũng ít hơn gà nuôi nhốt, chất lượng thịt chắc và ngon, được thị trường ưa chuộng.
Thấy hiệu quả kinh tế mang lại từ lứa nuôi thử nghiệm đầu tiên, anh đã mạnh dạn đầu tư nâng đàn. Hiện anh đang thả nuôi 2.000 con gà ta, khoảng 10 ngày nữa tiếp tục xuất chuồng, trọng lượng khoảng 1,8 - 2 kg/con.
Anh Lộc chia sẻ: “Tôi thấy nuôi gà thả vườn là hướng đi có hiệu quả, phù hợp, tận dụng triệt để quỹ đất dưới tán bạch đàn, ít tốn thời gian chăm sóc, dễ quan sát để phát hiện dịch bệnh đàn gà.
Nuôi gà thả vườn chi phí thấp hơn nuôi nhốt, lợi nhuận cũng cao hơn”. Ngoài nuôi gà, anh Lộc tận dụng quỹ đất này đầu tư nuôi bò thịt để tăng thêm thu nhập kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm

“Trong những năm qua, nhằm đẩy mạnh phát triển trồng trọt, ngành Nông nghiệp huyện Yên Minh đã chuyển đổi thành công nhiều bộ giống cây trồng mới với năng suất, chất lượng vượt trội; phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của các địa phương. Qua đó nâng cao sản lượng lương thực, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa”. Đó là chia sẻ của đồng chí Hoàng Quang Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Minh.

Bằng sự nhạy bén, năng động, dám nghĩ, dám làm trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình phù hợp, nhiều nông dân đã trở thành những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất.

Nhiều trà lúa Hè thu muộn khoảng 5-7 ngày tuổi ở xã Vĩnh Viễn A (huyện Long Mỹ) đột ngột bị thối rễ và chết. Nguyên nhân được ngành chuyên môn nhận định ban đầu là do ngộ độc phèn.

Sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), bằng những cách làm hiệu quả, xã Vị Thắng đã và đang “thay da đổi thịt” từng ngày.

Phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên những diện tích trồng lúa kém hiệu quả đã và đang được triển khai mạnh mẽ trong những năm gần đây. Hầu hết các địa phương đều có mô hình chuyển đổi thành công, tăng đáng kể giá trị thu nhập trên cùng diện tích canh tác, bước đầu hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung, giúp nông dân tăng việc làm và thu nhập...