Saigon Co.op Giúp Nông Dân Tiêu Thụ Vải Thiều
Chiều 20-6, Liên hiệp hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) cho biết: Trước thực trạng trái vải thiều đang gặp nhiều khó khăn ở đầu ra do thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc bị bế tắc, các hệ thống phân phối hàng hóa trên cả nước của Saigon Co.op đang triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ và đẩy mạnh việc tiêu thụ vải thiều của bà con nông dân, nhất là nông dân trồng vải thiều ở hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương, nhằm giảm sự lệ thuộc vào nước ngoài và đẩy mạnh hưởng ứng thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Từ đầu tháng 6/2014, hệ thống siêu thị Co.opmart thuộc Saigon Co.op đã chủ động tổ chức thực hiện việc kích cầu cho các loại trái cây thông qua Lễ hội trái cây thuộc hoạt động của Tháng Tiêu dùng xanh 2014, trong đó trái vải tươi được xem là một mặt hàng trọng điểm.
Chỉ riêng hệ thống siêu thị Co.opmart ở TPHCM và các tỉnh, thành Đông-Tây Nam bộ đã tiêu thụ hơn 10 tấn vải thiều/ngày và đang có xu hướng gia tăng do loại trái cây này đang được mùa và giá tốt.
Thời điểm này, các Co.opmart vẫn đang tiến hành đẩy sức mua cho trái vải tại siêu thị bằng cách tăng cường quy mô trưng bày và áp dụng giảm giá.
Hiện tại, Saigon Co.op đã tăng cường cử nhân sự khảo sát thực tế và đánh giá về quy trình trồng, kỹ thuật chăm sóc, quy mô, sản lượng tại vườn để việc thu mua sẽ bảo đảm chất lượng cao nhất và giá mua tốt nhất cho người trồng.
Đồng thời, việc thu mua trực tiếp từ vườn của người nông dân trồng vải còn tạo lợi ích cho ba bên: người trồng không bị thương lái ép giá, siêu thị trực tiếp thu mua nên giảm chi phí trung gian, từ đó dẫn đến người tiêu dùng được lợi kép là mua được sản phẩm đạt chất lượng với giá tận vườn.
Ước tính, từ đầu tháng 6-2014 đến nay, hệ thống siêu thị Co.opmart, chuỗi cửa hàng chuyên doanh thực phẩm Co.op Food và đại siêu thị Co.opXtra tại Thủ Đức của Saigon Co.op đã giúp nông dân tiêu thụ gần 200 tấn trái vải tươi. Dự kiến, đến cuối tháng 6 này, Saigon Co.op sẽ giúp người trồng tiêu thụ ra thị trường khoảng 500 tấn trái vải tươi.
Có thể bạn quan tâm
Nuôi bò vàng, bò thịt vốn đã phát triển từ nhiều năm trước ở huyện Củ Chi (TPHCM). Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, đặc sản “bò tơ Củ Chi” bắt đầu nổi tiếng và lan rộng khắp miền Nam.
Trong 3 năm trở lại đây, tỉnh Ninh Bình khuyến khích nhân rộng mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót vi sinh, góp phần giảm chi phí đầu tư và có ý nghĩa tích cực bảo vệ môi trường.
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 1.000 làng nghề chế biến gỗ, cùng hàng chục nghìn hộ gia đình làm nghề chế biến gỗ, tập trung phần lớn ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Quảng Nam...
Trong những năm qua, nghề trồng nấm ở Tiền Giang đang trên đà phát triển, các mô hình trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt ở các vùng nông nghiệp đô thị, với diện tích nhỏ vẫn có thể thu được nhiều lợi nhuận, vòng vốn quay nhanh.
Theo Bộ NN&PTNT, giá trị sản xuất thủy sản cả nước 6 tháng đầu năm ước đạt 84.000 tỷ đồng (tăng 6%), giá trị xuất khẩu khoảng 3,45 tỷ USD, tăng 24,2%; sản lượng 2.866,5 nghìn tấn (tăng 4,4%); trong đó cá 2.128,3 nghìn tấn (tăng 1,9%), tôm 312,9 nghìn tấn (tăng 20,8%). Diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) 933.000 ha (tăng 1,4%); sản lượng 1.453 nghìn tấn (tăng 3,4%).