Doanh Nghiệp Bội Tín, Hàng Nghìn Hộ Dân Trồng Ớt Điêu Đứng
Doanh nghiệp “bội tín”, không chịu thu mua ớt đã khiến nhiều nông dân huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế rơi vào cảnh lo lắng, thấp thỏm đi tìm đầu ra cho sản phẩm.
Theo UBND xã Phong Hiền, chương trình trồng ớt cao sản xuất khẩu được triển khai vào tháng 1/2014, do Công ty Tân Phú Quang có địa chỉ tại Quảng Nam trực tiếp về vận động người dân trồng, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá 6.200 đồng/kg.
Công ty cũng đã tạm ứng cho bà con nông dân tiền mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Tin lời doanh nghiệp, bà con đã trồng ớt đại trà trên diện rộng. Nhưng khi ớt đã chín đỏ ngoài đồng thì chẳng thấy doanh nghiệp đâu.
Ông Trần Đức Thiện, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Hiền, Phong Điền, TT-Huế cho biết: “Xã đã chuyển đổi trồng 7 ha ớt. Phía công ty Tân Phú Quang cũng đã cam kết bao tiêu sản phẩm cho người dân với giá 6.200 đồng/kg. Nhưng do phía đối tác của công ty Tân Phú Quang bị biến động thị trường nên không thể thu mua”.
Thực trạng này cũng diễn ra tại một số địa phương khác của huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế như: Phong Chương, Điền Hương, Điền Lộc... Hiện trên địa bàn toàn huyện có khoảng 20 ha ớt cao sản đang trong tình trạng không có đầu ra. Nguyên nhân khiến công ty không thu mua ớt cho bà con là do phía thương lái Trung Quốc không thu mua ớt cao sản nữa, bên cạnh đó, hiện tại nhiều địa phương khác cũng đang thu hoạch ớt khiến mặt hàng này bị ứ đọng.
Ông Nguyễn Văn Quang, Phó Trưởng phòng NN&PTNN huyện Phong Điền cho biết: “Doanh nghiệp đưa ra hai giải pháp đó là thu mua ớt với mức giá mới chỉ 4.000 đồng/kg; hoặc sẽ hỗ trợ cho người dân 500.000 đồng/sào ớt”.
Ớt là một trong những cây hoa màu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Đặc biệt, cây ớt có khả năng chịu hạn khá tốt, rất phù hợp với một địa phương thường xuyên bị khô hạn như tỉnh TT-Huế. Chính vì vậy trong thời gian tới, bà con vẫn tiếp tục chọn cây ớt để gieo trồng, dù biết đầu ra cho sản phẩm khá bấp bênh.
Việc công ty "bội tín", không thu mua ớt cho bà con nông dân không những gây thiệt hại kinh tế cho bà con, mà còn làm mất niềm tin của người dân địa phương dành cho doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Thuộc diện hộ nghèo của xã Cam Thủy (Cam Lộ), gia đình ông Lê Phước Hoàng được chính quyền địa phương tạo điều kiện cấp đất ở vùng kinh tế mới Cam Thủy Bắc để phát triển sản xuất. Có đất đai và sức lao động nhưng vì không có vốn đầu tư sản xuất nên thời gian đầu ông Hoàng chỉ trồng được vài giống cây ngắn ngày.
Hồ tiêu là một trong những loại cây chủ lực xóa đói giảm nghèo ở xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Tuy nhiên, khoảng từ năm 2009-2012 vì lý do cây bị bệnh chết nhanh, giá cả không ổn định nên nhiều người dân tạm ngừng trồng tiêu, chuyển sang trồng các loại cây khác.
Xây dựng hình ảnh một "đại gia" trong ngành cà phê thế giới nhưng chỉ có 5% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu từ VN là qua chế biến, 95% là xuất thô.
Ông Thi cho hay, hơn 15 năm trước, ông cùng gia đình sống bằng nghề trồng rau, cây rau bó xôi vốn gắn bó với ông từ nhỏ. Dù vậy, tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” cứ lặp đi lặp lại, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Đã vậy, khi lập gia đình, bố mẹ cho mượn 3 sào đất để sản xuất cũng bị giải tỏa, ông đành cùng vợ đi buôn bán rau kiếm sống. Gom góp được ít vốn, năm 1999, ông vào thôn Đạ Nghịt tìm mua đất sản xuất.
Ông Nguyễn Hoàng Tâm ở ấp Long Hòa, xã Long Thới, huyện Chợ Lách cho biết: Có nhiều người khá giả từ nghề trồng cau vàng xen trong vườn dừa.