Việt Nam Chủ Động 50% Giống Lúa Lai
Hôm qua, tại Nam Định, Bộ NNPTNT tổ chức hội nghị sơ kết tình hình sản xuất hạt giống lúa lai F1 năm 2014. Đánh giá sơ bộ, các nhà quản lý và doanh nghiệp khẳng định, Việt Nam đã cơ bản chủ động được 50 giống lúa lai F1.
Theo kết quả đạt được, vụ đông xuân vừa qua tại các tỉnh phía Bắc, diện tích sản xuất giống lúa lai F1 đã tăng với tổng diện tích lên đến 1.420 ha, sản lượng dự kiến đạt 3.600 tấn, năng suất đã đạt 4,1 tấn/ha. Đã có 15 tỉnh, thành phố, tham gia sản xuất lúa lai.
Việt Nam từ chỗ phải nhập khẩu hoàn toàn hạt giống lúa lai từ nước ngoài, đã từng bước nghiên cứu, chọn lọc, nhân các dòng bố, mẹ và hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống lúa lai F1 trong nước để giảm dần nhập khẩu, đồng thời tạo thêm việc làm, thu nhập cho nông dân. Từ đó, ngành nông nghiệp đã chủ động được 50% nhu cầu giống lúa lai cho sản xuất. Trong thành công này, có sự đóng góp đáng kể từ dự án Khuyến nông về sản xuất hạt giống lúa lai F1 do Trung tâm Khuyến nông quốc gia chủ trì.
Ông Phan Huy Thông- Giám đốc Trung tâm đánh giá, dự án đã có tác động lớn trong công tác phát triển sản xuất giống lúa lai F1 tại các địa phương. Hiện đã có 20 doanh nghiệp gắn bó với sản xuất suất lúa giống cùng tham gia sản xuất lúa lai với quy mô lớn, góp phần chủ động nguồn giống lúa lai cho sản xuất.
Tính đặc thù của ngành sản xuất lúa lai F1 đòi hỏi quy hoạch một số vùng sản xuất giống tập trung tại các khu vực có điều kiện sinh thái tự nhiên, có điều kiện cách ly phù hợp, có sở vật chất kỹ thuật (thủy lợi, giao thông nội đồng, cơ sở chế biến…) đáp ứng yêu cầu cầu sản xuất hạt giống.
Các đơn vị sản xuất có đủ năng lực về đội ngũ cán bộ kỹ thuật và lao động chuyên nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và có năng lực về tài chính và khả năng phát triển thị trường. Mặt khác, sản xuất hạt giống lúa lai F1 tuy có hiệu quả kinh tế cao, nhưng đòi hỏi chi phí cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro về thời tiết và thị trường, do đó cần có chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khích phát triển, từng bước chủ động nguồn giống lúa lai có chất lượng tốt, giá thành hạ, giảm dần lượng giống phụ thuộc vào nước ngoài.
Về chiến lược phát triển giống lúa lai, ông Nguyễn Đình Hoan- Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Nam Định nói, Nam Định đã có 20 năm kinh nghiệm truyền thống sản xuất lúa lai. Từ nhiều năm trước, Nam Định đã quy hoạch lại đồng ruộng phù hợp với sản xuất giống chuyên canh và ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ để doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống lúa lai. Nhờ vậy, lúa giống sản xuất tại Nam Định được nông dân ghi nhận như giống của Công ty Cường Tân (tại Hải Hậu, Trực Ninh, Nghĩa Hưng, Nam Định).
Đóng góp chung vào sản lượng giống lúa lai năm nay, ông Nguyễn Quang Tuấn- Phó Tổng Giám đốc Công ty Giống cây trồng miền Nam khẳng định, công ty đang nỗ lực hết mình, nâng cao sản lượng F1 lẫn cả dòng bố mẹ, giúp thị trường độc lập, tránh lệ thuộc vào nước ngoài.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh khẳng định, kết quả sản xuất giống lúa lai năm 2014 là thành tích vượt trội, trong đó có dự án Khuyến nông về sản xuất giống lúa lai F1 do Trung tâm Khuyến nông quốc gia chủ trì đã thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên, sản xuất giống lúa lai rất vất vả, gặp nhiều rủi ro nhưng không để người nông dân chịu rủi ro.
Các cơ quan chuyên môn cần sớm nghiên cứu để hoàn thiện chuỗi cung ứng giống lúa lai F1, từ nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao đến sản xuất. Bộ NNPTNT sẵn sàng đầu tư mạnh kinh phí để chủ động sản xuất giống lúa lai, nhằm đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước, tránh hoàn toàn sự lệ thuộc vào nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm
Sau nhiều năm lặn lội với cây, với đất, gia đình ông Đặng Văn Túc, thôn 8, xã Quý Quân (Yên Sơn, Tuyên Quang) đã có gần 1.300 gốc bưởi đường, bưởi Diễn..
Với diện tích lớn nhất tỉnh, cây quýt ở Bạch Thông (Bắc Kạn) đã mang lại thu nhập cao cho hàng nghìn hộ dân. Bên cạnh việc mở rộng diện tích, công tác quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho loại quả đặc sản này là nhiệm vụ quan trọng của chính quyền địa phương và người dân.
Tiền Giang đang được Chính phủ New Zealand hỗ trợ ứng dụng những công nghệ và kinh nghiệm hàng đầu thế giới trong việc phát triển và tiếp thị các giống hoa quả có giá trị kinh tế cao hướng đến xuất khẩu thông qua triển khai dự án Sáng kiến nông nghiệp mới.
Trái thanh long Bình Thuận ngoài xuất khẩu, thì nhiều người dù ở vùng miền nào trong nước cũng đều ít nhiều biết đến và thích dùng. Vậy nên, nhu cầu tổ chức tiêu thụ thanh long tại thị trường nội địa đang mở ra nhiều triển vọng thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng này…
Trong số 5 tàu đầu tiên được chọn thí điểm khai thác cá ngừ theo công nghệ Nhật Bản, riêng anh La Tình (xã Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn) có 4 tàu. “Quy trình đánh bắt quá cầu kỳ, mất thời gian trong khi giá chỉ cao hơn giá cũ 20%. Đi hai trăng rồi 4 tàu lỗ 400 triệu”, anh Tình kể.