Thu Lợi Cao Từ Chanh Đào
Những năm gần đây, kinh tế gia đình anh Hoàng Văn Chín, thôn Bãi Cả, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) ngày càng khấm khá nhờ trồng chanh đào.
Qua đọc sách báo và đến thăm một số trang trại trong huyện, anh thấy chanh đào cho lợi nhuận cao nên lựa chọn cây trồng này. Năm 2010, anh trồng 100 cây. Một năm sau, vườn chanh cho thu hoạch, sản lượng quả đạt 2 tấn. Với giá 30 nghìn đồng/kg, gia đình thu lãi 40 triệu đồng.
Khi đã nắm vững kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho loại cây này, anh học cách chiết cành, nhân giống và từng bước mở rộng diện tích. Đến nay gia đình có hơn 1ha đất đồi, đất ruộng trồng chanh đào, với hơn 600 cây, trong đó 500 cây đã ra quả. Năm ngoái, vợ chồng anh thu 7 tấn quả, bán 2 nghìn cành giống, thu lãi gần 200 triệu đồng.
Theo anh Chín, chanh đào có ưu điểm: Quả to, vỏ mỏng, mọng nước, khi chín có màu sắc đẹp nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhiều năm nay, giá bán ổn định, từ 30-35 nghìn đồng/kg. Để cây cho năng suất cao, vợ chồng anh thường xuyên cắt tỉa cành sâu, chạm đất; sau mỗi vụ thu hoạch bón bổ sung phân chuồng ủ hoai mục; sang xuân, khi cây ra lộc non chủ động phòng trừ sâu đục thân.
Anh Chín cho biết nếu trồng chanh lấy quả thì không nên tuốt lá bán thường xuyên, làm như vậy sẽ giảm năng suất và chất lượng quả, chỉ tận dụng bán lá khi tỉa cành cho tán cây thông thoáng.
Năm nay, chanh đào được mùa, cây nào cây nấy sai trĩu quả. Gần một tháng nữa đến kỳ thu hoạch, nhiều thương lái từ Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng… đã đến thoả thuận giá và đặt trước tiền mua chanh. Anh Chín ước tính thu lãi hơn 200 triệu đồng. Tận dụng lúc tỉa cành, anh bán lá chanh thu 20 triệu đồng.
Không chỉ có sản lượng lớn quả chanh cung cấp cho thương lái, gia đình anh Chín còn là cơ sở uy tín sản xuất cây giống cho nhiều chủ vườn trong huyện, trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Người phụ nữ ấy có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, nước da rám nắng, vận trên mình bộ quần áo bảo hộ lao động và làm việc từ sáng đến chiều tối trong chuồng lợn như một người lao động thạo việc của trang trại. Vì vậy, nếu không được giới thiệu thì tôi không nghĩ đó chính là bà chủ của trang trại chăn nuôi lợn nái hậu bị công nghệ cao lớn nhất, nhì tỉnh với 1.200 con lợn/lứa. Bà là Vũ Thanh Lâm, 54 tuổi, ở tổ dân phố Nam Thọ, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái.
Để duy trì và phát triển đàn gia súc có sừng trong điều kiện thời tiết nắng hạn kéo dài, ngoài việc tìm nguồn thức ăn, nước uống, các hộ chăn nuôi ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã chủ động chuyển đổi diện tích đất không chủ động nước sang trồng cỏ.
Cơ sở sản xuất nền tổ ong nhân tạo (còn gọi là cán chân tầng cho tổ ong)ở ấp Nam Sơn, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất là một trong những cơ sở đầu tiên sản xuất tổ sáp ong nhân tạo tại Đồng Nai. Cơ sở được thành lập ngay vùng nuôi ong mật của Đồng Nai, cùng hưng thịnh với nghề này suốt hơn 30 năm qua.
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua huyện Tiên Du (Bắc Ninh) quy hoạch và chuyển đổi 295,5 ha đất trũng cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Tại đây, các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư lớn cho trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và xuất hiện nhiều mô hình trang trại đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Mô hình trồng cỏ ứng dụng phương pháp tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel lần đầu tiên đã được triển khai tại thị xã Ayun Pa (Gia Lai); đây là công nghệ tưới nước thích hợp nhất hiện nay không chỉ cho người nông dân trồng cỏ mà còn áp dụng được với các loại cây trồng cạn khác ở Ayun Pa.