Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nhãn Idor
Những năm gần đây, trong khi nhãn da bò bị bệnh chổi rồng tấn công gây hại, khiến hầu hết các chủ vườn trồng nhãn da bò lao đao thì tại xã An Hiệp, Châu Thành (Đồng Tháp) một số nhà vườn đã làm giàu nhờ trồng giống nhãn Idor.
Gia đình anh Võ Thanh Sang, ấp Tân Thạnh, xã An Hiệp có gần 4.000m2 nhãn Idor được trồng từ năm 2003. Anh Sang cho biết, trước đây, một lần tình cờ tham khảo mô hình trồng nhãn Idor ở xã An Hiệp, thấy giống nhãn Idor Thái tương đối dễ trồng, cho năng suất cao nên anh đã mạnh dạn trồng thử. Nhờ học hỏi kỹ thuật chăm sóc, cùng với sự chăm chỉ, kiên nhẫn, nên nhiều năm qua, khi nhãn da bò ở khắp nơi bị chổi rồng, vườn nhãn gia đình anh vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vừa làm vừa học hỏi, rút kinh nghiệm, đến nay vườn nhãn của gia đình anh Sang cho thu hoạch ổn định. Năm 2012, gia đình anh thu về 5,2 tấn trái, với giá bán 28.000 đồng/kg, trừ chi phí, gia đình anh thu lãi trên 100 triệu đồng. Ngoài ra, tận dụng diện tích đất trống và tiết kiệm lượng phân bón cho cây, anh còn kết hợp trồng chanh trong vườn để tăng thu nhập.
Thấy trồng nhãn có hiệu quả, nhiều hộ dân trên địa bàn xã An Hiệp đã đến học hỏi kinh nghiệm từ anh Sang và mạnh dạn mua giống về trồng, bước đầu cho kết quả tốt. Theo tính toán, nếu chăm sóc tốt, mỗi ha nhãn Idor sẽ đem lại cho người dân ít nhất từ 150 - 200 triệu đồng/ha/năm, một nguồn thu không nhỏ so với đời sống của người dân nơi đây.
Theo kinh nghiệm của anh Sang, trồng nhãn Idor nên chọn giống nhãn đọt trắng cho năng suất cao. Sau khi thu hoạch, tiến hành tỉa cành già không có khả năng cho trái, mùa mưa không cần nước, mùa khô đóng bờ, đậy gốc giữ độ ẩm, cách vài 3 ngày tưới 1 lần. Nhãn cho thu hoạch 1 mùa/năm. Nếu cho nhãn ra trái vụ nghịch, giá bán cao hơn gấp 2,3 lần.
Thành công từ mô hình trồng nhãn Idor ở xã An Hiệp không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn từng bước làm thay đổi nhận thức, cách làm ăn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng của bà con nơi đây.
Ông Lê Thanh Tiền - Phó Chủ tịch UBND xã An Hiệp cho biết, trước đây, xã An Hiệp có diện tích nhãn khoảng 300ha, trong đó phần lớn là nhãn tiêu da bò. Tuy nhiên, từ khi bệnh chổi rồng tấn công đã làm thiệt hại nhiều diện tích vườn nhãn nhưng chưa có thuốc đặc trị thì giống nhãn Idor cho hiệu quả cao là một tín hiệu vui cho nhà vườn. Mặc dù diện tích trồng nhãn Idor mới chiếm khoảng 2ha, nhưng trong định hướng sản xuất của xã, sẽ tiếp tục khuyến khích người dân trồng loại nhãn này.
Bên cạnh đó, đối với những vườn nhãn da bò lâu năm, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục hướng dẫn người dân cách khống chế bệnh chổi rồng, không chặt đốn chuyển sang trồng các loại cây khác nhằm giảm thiệt hại trong sản xuất...
Có thể bạn quan tâm
Đó là mô hình nuôi dúi quy mô trang trại của ông Trần Thái, ở thôn Phú Lâm, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Ông Thái kể: “Tình cờ sau trận lũ lịch sử năm 2013, tôi bắt được 2 con dúi đang đào hang ăn rễ tre và măng tre trong trang trại gia đình.
Công ty TNHH nghiên cứu sản xuất Đất Việt (TP.Hồ Chí Minh) là đơn vị đi tiên phong ứng dụng công nghệ cao đầu tư sản xuất giống và nuôi các loại đặc sản, như: gà Đông Tảo, chim trĩ và các loài chim quý khác.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lục Nam (Bắc Giang), toàn huyện hiện có 350 ha dứa Queen, tập trung ở xã Bảo Sơn và Tam Dị.
Dự kiến, từ nay đến quý III/2015, với đà thu hẹp diện tích thả nuôi sẽ dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung cho xuất khẩu.
Cùng với việc thu mua cau non bán sang Trung Quốc, gần đây các thương lái đến những vùng trồng cam ở ĐBSCL mua cam non để "xuất khẩu"