Xuất Khẩu Cà Phê Tháng Đầu Năm Đạt Hơn 100 Nghìn Tấn

Khối lượng xuất khẩu cà phê năm 2014 của Việt Nam đạt khoảng 1,73 triệu tấn, trị giá 3,62 tỷ USD
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu cà phê tháng đầu năm 2015 ước đạt 100 nghìn tấn, với giá trị khoảng 202 triệu USD, giảm 28,9% về lượng và giảm 23,6% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.
Việt Nam là nước sản xuất cà phê robusta hàng đầu thế giới. Khối lượng xuất khẩu cà phê năm 2014 của Việt Nam đạt khoảng 1,73 triệu tấn, trị giá 3,62 tỷ USD, tăng 33,4% về khối lượng và tăng 32,2% về giá trị so năm 2013.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân năm 2014 đạt 2.104 USD/tấn, tăng 0,7% so với năm 2013.
Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong năm 2014 với thị phần lần lượt là 14,13% và 10,17%. Thị trường Bỉ có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, gấp 2,4 lần về lượng và gấp 2,31 lần về giá trị so với năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Đặc biệt, Hải Dương đã triển khai nhiều mô hình sản xuất vải quả và ổi theo mô hình VietGAP, với hàng ngàn hộ dân tham gia và trở thành địa phương đầu tiên trong vùng vải miền Bắc được chứng nhận VietGAP.

Trong khi đó, thời tiết trong nước diễn biến bất thường với mùa nắng nóng kéo dài đã làm giảm thời gian xuống giống của cây bắp trong nước và ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Do đó, dự đoán năng suất cây bắp vụ xuân 2014 có thể bị sụt giảm so với những năm trước.

Hiện nay, ở vùng bán đảo Cà Mau dân nuôi tôm thẻ chân trắng gắng công chăm sóc, thoát được dịch bệnh nhưng thu hoạch bán không có lãi, vì tôm rớt giá.

Cùng với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh, nắng nóng gay gắt kéo dài nhiều tháng qua khiến cho 700ha diện tích đất nông nghiệp ở huyện miền núi Sơn Hà bị hạn nặng, 500ha đất bị bỏ hoang vì thiếu nước tưới.

Chúc chỉ cho trái mỗi năm một lần vào mùa mưa với số lượng khiêm tốn, nên loại đặc sản này có giá bán cao (gấp 5-6 lần cây cùng họ là chanh), cho thu nhập hàng triệu đồng mỗi cây.