Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nhãn Idor

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nhãn Idor
Publish date: Tuesday. August 20th, 2013

Những năm gần đây, trong khi nhãn da bò bị bệnh chổi rồng tấn công gây hại, khiến hầu hết các chủ vườn trồng nhãn da bò lao đao thì tại xã An Hiệp, Châu Thành (Đồng Tháp) một số nhà vườn đã làm giàu nhờ trồng giống nhãn Idor.

Gia đình anh Võ Thanh Sang, ấp Tân Thạnh, xã An Hiệp có gần 4.000m2 nhãn Idor được trồng từ năm 2003. Anh Sang cho biết, trước đây, một lần tình cờ tham khảo mô hình trồng nhãn Idor ở xã An Hiệp, thấy giống nhãn Idor Thái tương đối dễ trồng, cho năng suất cao nên anh đã mạnh dạn trồng thử. Nhờ học hỏi kỹ thuật chăm sóc, cùng với sự chăm chỉ, kiên nhẫn, nên nhiều năm qua, khi nhãn da bò ở khắp nơi bị chổi rồng, vườn nhãn gia đình anh vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Vừa làm vừa học hỏi, rút kinh nghiệm, đến nay vườn nhãn của gia đình anh Sang cho thu hoạch ổn định. Năm 2012, gia đình anh thu về 5,2 tấn trái, với giá bán 28.000 đồng/kg, trừ chi phí, gia đình anh thu lãi trên 100 triệu đồng. Ngoài ra, tận dụng diện tích đất trống và tiết kiệm lượng phân bón cho cây, anh còn kết hợp trồng chanh trong vườn để tăng thu nhập.

Thấy trồng nhãn có hiệu quả, nhiều hộ dân trên địa bàn xã An Hiệp đã đến học hỏi kinh nghiệm từ anh Sang và mạnh dạn mua giống về trồng, bước đầu cho kết quả tốt. Theo tính toán, nếu chăm sóc tốt, mỗi ha nhãn Idor sẽ đem lại cho người dân ít nhất từ 150 - 200 triệu đồng/ha/năm, một nguồn thu không nhỏ so với đời sống của người dân nơi đây.

Theo kinh nghiệm của anh Sang, trồng nhãn Idor nên chọn giống nhãn đọt trắng cho năng suất cao. Sau khi thu hoạch, tiến hành tỉa cành già không có khả năng cho trái, mùa mưa không cần nước, mùa khô đóng bờ, đậy gốc giữ độ ẩm, cách vài 3 ngày tưới 1 lần. Nhãn cho thu hoạch 1 mùa/năm. Nếu cho nhãn ra trái vụ nghịch, giá bán cao hơn gấp 2,3 lần.

Thành công từ mô hình trồng nhãn Idor ở xã An Hiệp không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn từng bước làm thay đổi nhận thức, cách làm ăn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng của bà con nơi đây.

Ông Lê Thanh Tiền - Phó Chủ tịch UBND xã An Hiệp cho biết, trước đây, xã An Hiệp có diện tích nhãn khoảng 300ha, trong đó phần lớn là nhãn tiêu da bò. Tuy nhiên, từ khi bệnh chổi rồng tấn công đã làm thiệt hại nhiều diện tích vườn nhãn nhưng chưa có thuốc đặc trị thì giống nhãn Idor cho hiệu quả cao là một tín hiệu vui cho nhà vườn. Mặc dù diện tích trồng nhãn Idor mới chiếm khoảng 2ha, nhưng trong định hướng sản xuất của xã, sẽ tiếp tục khuyến khích người dân trồng loại nhãn này.

Bên cạnh đó, đối với những vườn nhãn da bò lâu năm, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục hướng dẫn người dân cách khống chế bệnh chổi rồng, không chặt đốn chuyển sang trồng các loại cây khác nhằm giảm thiệt hại trong sản xuất...


Related news

Giá thịt lợn, bò đắt hơn cả Mỹ, Úc, cửa nào cho nông nghiệp Việt Nam thời hội nhập Giá thịt lợn, bò đắt hơn cả Mỹ, Úc, cửa nào cho nông nghiệp Việt Nam thời hội nhập

Giá thành sản xuất thịt bò ở Việt Nam hiện đang ở mức 200.000 đồng/kg, đắt hơn cả thịt bò Úc dù chất lượng không bằng.

Thursday. November 19th, 2015
Giá tôm nhập khẩu vào Mỹ giảm mạnh Giá tôm nhập khẩu vào Mỹ giảm mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trung bình nhập khẩu tôm vào Mỹ giảm 20% so với cùng kỳ năm 2014 từ 11,79 USD xuống 9,42 USD/kg.

Thursday. November 19th, 2015
Tôm nuôi thiệt hại vì dịch bệnh lên đến gần 50.000ha Tôm nuôi thiệt hại vì dịch bệnh lên đến gần 50.000ha

Ngày 18/11, tại Bạc Liêu, Bộ NNPTNT và UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội nghị quản lý và phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ.

Thursday. November 19th, 2015
Nhiều cơ hội cho hàng Việt vào Hoa Kỳ Nhiều cơ hội cho hàng Việt vào Hoa Kỳ

Thông tin từ Vụ Thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương), nếu Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được Quốc hội Hoa Kỳ và các nước tán thành, thuế suất tất cả hàng hóa của Việt Nam vào thị trường này sẽ được xóa bỏ.

Thursday. November 19th, 2015
Xuất khẩu rơm sang Nhật Xuất khẩu rơm sang Nhật

Nguồn phụ phẩm rơm rất lớn ở khu vực miền Tây Nam bộ thường bị đốt bỏ sau khi thu hoạch lúa, sẽ được chế biến, xuất khẩu sang Nhật Bản làm thức ăn chăn nuôi.

Thursday. November 19th, 2015