Hiệu quả từ mô hình trồng đậu phộng trên đất phèn với ứng dụng chế phẩm sinh học
Do có đặc tính là cây ngắn ngày, nên sau khi thu hoạch khoai mỡ, người dân bắt tay vào xới đất để xuống giống cây đậu phộng, vừa cải tạo đất từ thân cây đậu, vừa có thêm thu nhập trong thời gian đất bỏ trống. Toàn huyện hiện có gần 150 ha trồng đậu phộng và được ngành Khuyến nông huyện hỗ trợ về kỹ thuật.
Sau thời gian triển khai, thực hiện một số mô hình thí điểm, kết quả cây sinh trưởng và phát triển tốt, thích nghi với vùng đất tại địa phương, cho hạt chắc cao, năng suất từ 2,3 - 2,4 tấn/ha. Điển hình có các hộ đạt năng suất đậu phộng cao trong ấp Mỹ Thiện như: Anh Nguyễn Văn Phụng, năng suất 2,3 tấn/ha, anh Nguyễn Văn Lãnh, năng suất 2,2 tấn/ha... Do mô hình được ngành Khuyến nông huyện hỗ trợ giống, hướng dẫn bà con thực hiện ủ phân hữu cơ theo ứng dụng chế phẩm sinh học từ bã khóm, dây khoai, cỏ dại và thân cây đậu phộng bằng chế phẩm Compost, nên chi phí đầu tư thấp, với giá bán 10.000 đồng/kg, nông dân lãi mỗi ha từ 10 - 11 triệu đồng.
Tương tự, tại xã Tân Hòa Đông cũng có nhiều hộ trồng đậu cho năng xuất khá cao, chú Lê Việc Hà, ấp Tân Thuận là một trong những người tiên phong cho biết: "Sau khi thu hoạch khoai mỡ, tôi cùng bà con tranh thủ xử lý đất và xuống giống đậu phộng, loại cây trồng này tưởng như trồng chơi nhưng thật sự ăn thiệt". Anh Nguyễn Tấn Thành, ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa Đông bộc bạch: "Tôi trồng đậu phộng xen canh cách nay đã 3 năm, hiệu quả mang lại từ loại cây trồng này rất cao".
Bên cạnh, Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức 2 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây đậu phộng cho 60 người là các chủ hộ tham gia mô hình và một số bà con có nhu cầu muốn tìm hiểu về kỹ thuật và phòng trừ sâu bệnh trên cây đậu phộng.
Ngoài ra, từ nguồn kinh phí của dự án, Trung tâm đã tổ chức tập huấn cho 60 học viên với nội dung: "Ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ trên cơ cấu sản xuất lúa mùa - lạc" tại ấp Mỹ Thiện, xã Thạnh Mỹ, và ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa Đông. Mô hình này bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho nông dân. Đồng thời nâng cao kiến thức về trồng, chăm sóc, thu hoạch, cách ủ phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp tại nông hộ.
Kỹ sư Trương Hồng Huy, Trạm Khuyến nông huyện cho biết: "Cây đậu phộng thực sự là giống cây trồng giúp người dân tăng thu nhập, cải tạo đất đai, giảm chi phí sản xuất từ phân hóa học, vì vậy, trong canh tác, bà con cần kết hợp ủ phân hữu cơ từ thân, lá cây đậu sau thu hoạch, để làm nguồn phân bón tốt cho các loại cây trồng trong mùa vụ tiếp theo, nhất là mùa vụ khoai mỡ Đông xuân 2015 - 2016".
Có thể bạn quan tâm
Với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, chọn giống cây trồng kháng sâu bệnh và thời điểm gieo trồng thích hợp, hiệu quả kinh tế mang lại từ rau màu ngày càng ổn định hơn. Điều quan trọng là từ sự gắn bó của người nông dân với cây trồng, hy vọng người trồng rau màu trong tỉnh sẽ có được một vụ mùa bội thu trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi sắp tới.
Phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân 2015, thời điểm này, Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Giang đã chuẩn bị hơn 600 tấn thóc giống gồm: KD18, C70, CR203, BG1, BG6, BTE1 và một số giống lúa nếp.
Các vi phạm chủ yếu là: Địa điểm bày bán thuốc không bảo đảm vệ sinh, để chung thuốc bảo vệ thực vật với thuốc thú y, nhãn, mác không đúng quy định, hết hạn sử dụng… Ngoài phạt tiền, Chi cục yêu cầu các chủ cửa hàng khắc phục ngay những vi phạm.
Bước đầu thanh long Bình Thuận có mặt tại một số siêu thị lớn của một số tỉnh, thành, song lượng không nhiều. Qua khảo sát thì tại siêu thị Big C (thành phố Hồ Chí Minh) mỗi năm tiêu thụ khoảng 300 tấn, trong đó có thanh long Bình Thuận do DNTN Rau quả Bình Thuận cung cấp.
Thời gian đầu do không có kinh nghiệm nên năng suất lúa đạt thấp, vả lại con cái lại lần lượt ra đời làm cho cuộc sống gia đình anh càng khó khăn hơn. Nhưng nhờ bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, nghiên cứu nên dần dần việc sản xuất lúa đạt hiệu quả, năng suất cao.