Trồng 1.000 hécta siêu cao lương vào năm 2016

Hiện đang có 50 hécta cây siêu cao lương trồng thử nghiệm tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai và 4 điểm do người dân trồng tại các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch... bắt đầu cho thu hoạch và dự kiến đều đạt năng suất tốt.
Theo báo cáo của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học, với điều kiện trồng trên đất cây bắp không sống được, cây siêu cao lương vẫn sinh trưởng tốt, năng suất dự kiến đạt khoảng 96,4 tấn/hécta/lần thu hoạch đầu.
Với chi phí đầu tư hơn 37 triệu đồng/hécta và mức giá sàn thu mua công ty đưa ra là 600 đồng/kg thì lợi nhuận lần thu hoạch đầu tiên đạt gần 21 triệu đồng/hécta.
Tại 4 điểm do người dân trồng thử nghiệm trên đất trồng bắp, năng suất dự kiến đạt 120 tấn/hécta/lần đầu thu hoạch. Với diện tích thử nghiệm 0,5 hécta/điểm, chi phí đầu tư trên 21 triệu đồng, nông dân đạt lợi nhuận gần 29 triệu đồng/lần đầu thu hoạch.
Do đặc điểm của cây siêu cao lương trồng 1 lần được 3 lần thu hoạch nên những con số trên chỉ là kết quả ban đầu vì phải chờ thu hoạch cả 3 đợt mới tính được tổng lợi nhuận từ 1 hécta cây trồng này.
Theo kế hoạch, trong năm 2016, Công ty Sol Holding Việt Nam sẽ phối hợp với Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học phát triển thêm 1 ngàn hécta cây trồng này tại Đồng Nai. Phía doanh nghiệp sẽ hợp tác với nông dân theo hướng cung cấp hạt giống, hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá ổn định.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh thăm cánh đồng trồng siêu cao lương bắt đầu cho thu hoạch tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh đánh giá cao hiệu quả ban đầu của mô hình trồng siêu cao lương và yêu cầu Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai và Trung tâm Khuyến công tỉnh tiếp tục theo dõi và có báo cáo đánh giá cụ thể hiệu quả kinh tế của cây trồng mới này.
Từ thực tế đó sẽ xây dựng quy trình kỹ thuật trồng siêu cao lương phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Đồng Nai, đặc biệt là vấn đề phòng, chống sâu bệnh.
Với kế hoạch nhân rộng thêm 1 ngàn hécta siêu cao lương trên địa bàn tỉnh trong năm 2016, Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học và doanh nghiệp cần triển khai sớm cho dân để chủ động mùa vụ.
Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu này xem xét tính hiệu quả của men nấm ven biển như 1 loại chất kích thích miễn dịch ở loài tôm sú. Chế độ ăn của tôm được bổ sung thêm men trong khoảngthời gian 15 ngày và sau đó thách thức được với vi khuẩn gây bệnh

Linda Nunan- một trợ lí nghiên cứu khoa học của trường Đại học Arizona cùng với Tiến sĩ Donald Lightner- giáo sư về lĩnh vực Sinh vật và khoa học y sinh so sánh của trường ĐH Arizona, đã xác định các tác nhân gây ra hội chứng tử vong sớm ở tôm (EMS), đồng thời cũng phát triển phương pháp tốt hơn, tiết kiệm hơn, nhanh hơn để phát hiện dịch

Sau 2 năm áp dụng mô hình sản xuất rau an toàn VietGAP, HTX Dịch vụ nông nghiệp Yên Viên (Gia Lâm, Hà Nội) đã tổ chức được nhiều hoạt động thương mại - dịch vụ năng động, luôn tìm hướng đi mới, thường xuyên cải tiến phương thức sản xuất, kinh doanh...

Ngày càng có nhiều nông dân cải tạo, lắp ráp máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động này lợi ích nhiều mà hiểm nguy cũng lắm nên nông dân cần được tiếp cận với kiến thức về chế tạo máy an toàn.

Thu nhập trên 2 tỷ đồng đồng/năm từ lan ngọc điểm (lan Đai Châu hay nghinh xuân), anh Lê Ngọc Bích ở khu phố 1, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh đã trở thành “đại gia”.