Cứu Hộ Cá Heo Mắc Cạn Ở Đầm Nha Phu

Ngày 7-10, người dân phát hiện một con cá heo bị mắc cạn, có dấu hiệu đuối sức trôi dạt vào đìa nuôi trồng thủy sản của một hộ dân tại thôn Tân Đảo, Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), trên vùng viển thuộc đầm Nha Phu, vịnh Bình Cang.
Sau khi phát hiện, một số người dân nơi đây định chuẩn bị thực hiện nghi lễ chôn cất, thờ cúng cá heo theo tín ngưỡng của cư dân ven biển, nhưng nhờ thông báo và trợ giúp kịp thời của UBND xã Ninh Ích, người dân đã cùng Viện Hải Dương học Nha Trang phối hợp với Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa giải cứu con cá heo này.
Theo Viện Hải Dương học Nha Trang, hiện con cá heo này đang được các nhà chuyên môn theo dõi và điều trị tích cực một số vết thương trên cơ thể và cho uống kháng sinh trong vòng một tuần để theo dõi, sau đó lấy máu đi xét nghiệm để xác định bệnh nếu có, bởi khi cá heo tấp vào bờ thường có dấu hiệu mắc bệnh hoặc gặp tai nạn bất thường. Quá trình điều trị, Viện Hải Dương học cũng đã phối hợp với chuyên gia cá heo Nga của Vinpearl và cũng thu nhận được những ý kiến đóng góp rất có giá trị.
Sáng ngày 9-10, sau 2 ngày được chăm sóc và điều trị, con cá heo đã có thể ăn được khoảng 2kg thức ăn mỗi ngày và đang có những dấu hiệu phục hồi. Sau quá trình chăm sóc, khi cá heo đã hoàn toàn khỏe mạnh và hoạt động bình thường, cơ quan chuyên môn sẽ thả cá về môi trường tự nhiên.
Trước đó, vào đầu tháng 4-2014, một con cá heo nặng gần 100kg, dài khoảng 2 mét đang trong tình trạng bị thương trôi dạt vào bờ biển Nha Trang (trước khách sạn Sunrise) đã được các chuyên gia cứu hộ thành công và thả bơi ra biển.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Thuỷ, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) cho biết: Hai năm gần đây, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện đã tăng đáng kể. Đặc biệt, vừa qua huyện đã hoàn thành việc quy hoạch 2 vùng nuôi tôm tập trung gồm: Vùng nuôi tôm công nghiệp xã Tân Bình, diện tích 20ha và vùng nuôi tôm công nghiệp xã Tân Lập, diện tích 20ha.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), mỗi năm huyện Tuy An thả nuôi từ 600 đến 620ha tôm các loại. Trong số này có khoảng 3/4 diện tích nuôi tôm bằng hình thức hồ hở. Do khâu xử lý nguồn nước trong hồ nuôi khi tôm nuôi bị mắc bệnh gặp rất nhiều khó khăn và không thể kiểm soát được nguồn nước bẩn, ô nhiễm, nên mầm bệnh lây lan từ hồ này sang hồ khác diễn ra khá nhanh và lây lan trên diện rộng.

Nghề nuôi cá lồng là nghề chính của nhiều hộ dân và đem lại thu nhập ổn định từ 2 đến 2,5 triệu đồng/người/tháng.

Bạc Liêu là một trong những vùng tôm nguyên liệu lớn của cả nước, tuy nhiên, lâu nay người nuôi tôm vẫn thờ ơ với việc xét nghiệm tôm giống. Phần lớn người nuôi giao phó hoàn toàn khâu xét nghiệm cho các doanh nghiệp ương tôm để rồi phải đối mặt với những vụ nuôi đầy rủi ro vì chất lượng con giống kém.

Liên tục trong những ngày qua, tại khu vực hồ nuôi cá ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn và xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi) xảy ra tình trạng cá chết nổi trắng hồ. Dọc các hồ nuôi tôm trước đây (nay người dân chuyển sang nuôi cá, chủ yếu là cá rô phi), cá chết la liệt không rõ nguyên nhân.