Tây Ninh Cá Chết Bất Thường Ở Một Trang Trại
Hơn 8 tấn cá nuôi trong ao tại một trang trại ở xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) chuẩn bị thu hoạch bỗng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.
Đến chiều 8.10, tức sau 3 ngày phát hiện cá chết, tại ao cá này vẫn còn xuất hiện nhiều cá phơi bụng trên mặt nước ao.
Trang trại nuôi trồng thủy sản của ông Nguyễn Văn Mười (còn gọi là Mười Long An) tọa lạc tại ấp Ninh Hưng 2, xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu) được hình thành từ năm 2003, với quy mô gần 20 ha.
Trang trại bao gồm nhiều ao vuông, mỗi vuông ao có diện tích từ 2 - 4 ha, độ sâu từ 2 - 2,5 mét, lấy nước tự chảy từ kênh chính Tây vào hệ thống ao.
Vào 6 giờ sáng ngày 6.10.2014, ông Mười thức dậy kiểm tra các vuông ao cá. Tại vuông ao số 1, ông Mười phát hiện cá dưới ao có hiện tượng vùng vẫy rất lạ, đến 10 giờ trưa cùng ngày thì nhiều con cá ngoi đầu lên chết nổi trắng mặt ao.
Ông Mười cho biết, cá nuôi ở vuông ao này có nhiều loại, trong đó có 2 loại có giá rất cao là cá hô (400 con, đã nuôi thả được 4 năm, mỗi con có trọng lượng trung bình 5 kg), giá bán cá hô thương phẩm hiện nay là 1,25 triệu đồng/1kg; 12.000 con cá bống tượng có trọng lượng từ 0,5 đến 1 kg, giá bán cá bống tượng loại 1 hiện nay là 300.000 đồng/1kg…
Trong 2 ngày 6 và 7.10, số cá chết được vớt lên đã hơn 8 tấn. Đến chiều ngày 8.10 vẫn còn khá nhiều cá chết nổi trên mặt nước. Cạnh đó, nhiều bao cá chết thối la liệt xung quanh bờ ao chưa được chuyển đi nơi khác.
Theo ông Nguyễn Văn Mười, có thể có người nào đó chủ mưu phá hoại, vì rất nhiều ao nuôi cá, nhưng duy nhất chỉ một vuông ao số 1 là cá bị chết hàng loạt. Ước tính thiệt hại do cá chết lên đến gần 3 tỉ đồng.
Cơ quan chức năng đã vào cuộc làm rõ nguyên nhân.
Có thể bạn quan tâm
Đồng Nai là tỉnh đi đầu trong xây dựng nông thôn mới với huyện Xuân Lộc và TX.Long Khánh đều đã hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới. Điểm nổi bật của 2 địa phương này là đã thực hiện tốt việc chuyển đổi giống cây trồng mới, xây dựng các vùng chuyên canh đạt hiệu quả kinh tế cao.
Ông Võ Thành Nhơn làm 6,2 ha lúa ở ấp Vĩnh Thành cho biết: "Tham gia mô hình này, Trạm BVTV huyện xuống tập huấn áp dụng chương trình "3 giảm, 3 tăng" và "1 phải, 5 giảm". Sau đó, hướng dẫn trồng hoa trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch, nhờ đó giảm được lần phun thuốc ở giai đoạn đầu và trước khi thu hoạch".
An Giang là tỉnh sản xuất lúa lớn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, năng suất và sản lượng lúa không ngừng gia tăng, đã góp phần quan trọng phục vụ xuất khẩu và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Thành công này có phần đóng góp không nhỏ của công tác khuyến nông, đó là chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tăng thu nhập cho nông dân.
Vụ Đông Xuân (ĐX) 2013 - 2014 và vụ Thu 2014, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thực hiện 2 mô hình (MH) cánh đồng mẫu lớn (CĐML) sản xuất đậu phụng trên diện tích 88 ha tại 2 xã Cát Hiệp và Cát Hải, có 373 hộ tham gia. Bên cạnh việc thực hiện tốt quy trình kỹ thuật, MH còn được triển khai 5 công thức bón phân cho cây đậu phụng.
“Nông dân cần kịp thời được tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ vốn, giống mới. Thu hoạch cách nhau mấy ngày mà chênh lệch đến mấy triệu đồng... Sống nhờ vườn mà nghề vườn bấp bênh, rủi ro quá, nhiều người đã bỏ đất đi làm thuê làm mướn”, anh Nghĩa nói vậy. Bản thân anh cũng đang hợp đồng với ngành du lịch Vĩnh Long chạy đò chở khách để kiếm thêm phụ vợ nuôi bầy con.