Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Tôm

Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Tôm
Ngày đăng: 10/10/2014

Với thu nhập từ năm 2012 đến nay đạt 4,45 tỷ đồng/năm sau khi đã trừ chi phí, anh Nguyễn Văn Côn (SN 1968), hội viên nông dân xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) được nhiều người biết đến là tấm gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.

Để tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, sau quá trình tìm hiểu và học hỏi, anh quyết tâm đầu tư vào mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Những năm đầu tiên, do chưa nắm bắt kỹ thuật, vốn ít, độ rủi ro khá lớn nên có những vụ tôm anh bị mất trắng.

Thêm vào đó, môi trường, nguồn nước, dịch bệnh xảy ra liên tục nhưng chưa có thuốc điều trị, nguồn thức ăn kém chất lượng đã ảnh hưởng lớn đến năng suất tôm. Tưởng chừng không đứng vững, nhưng với quyết tâm không chùn bước trước những khó khăn, thử thách. Sau khi được tham gia các lớp tập huấn do địa phương và Hội Nông dân tỉnh tổ chức anh đã nắm được kỹ thuật, cộng với kinh nghiệm và từng bước mở rộng diện tích.

Đến nay, việc nuôi tôm đã khá thuận lợi, thị trường ổn định, giá thành phù hợp. Nhờ vậy, vài năm sau khi đầu tư, diện tích nuôi tăng lên 1,5 ha và đến năm 2013 là 2ha, mỗi năm nuôi 3 vụ năng suất bình quân đạt từ 1,5 – 2 tạ/sào.

Chia sẻ về kinh nghiệm để đạt được thành công từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, anh Côn cho biết: Đầu tiên là con giống phải đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng. Thức ăn của tôm phải đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng và phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của tôm, giữ môi trường nuôi tôm ổn định, không bị ô nhiễm. Và thường xuyên áp dụng công nghệ mới vào quá trình nuôi tôm.

Hàng năm tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động với mức thu nhập từ 4,5 - 5 triệu đồng/tháng, tạo việc làm theo thời vụ cho 20 lao động địa phương.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh còn truyền kinh nghiệm và nhiệt tình hướng dẫn hội viên nông dân cùng tham gia phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống gia đình. Ngoài ra, có điều kiện về kinh tế, gia đình anh đã giúp đỡ và hỗ trợ cho 7 hộ nghèo về vốn, tích cực tham gia đóng góp các nguồn quỹ do địa phương và Hội Nông dân vận động.


Có thể bạn quan tâm

Nam Tân (Nghệ An) bội thu dưa đỏ Nam Tân (Nghệ An) bội thu dưa đỏ

Vụ hè thu năm nay, xã Nam Tân (Nam Đàn - Nghệ An) đưa vào sản xuất 75 ha dưa đỏ. Đến thời điểm này, toàn bộ diện tích dưa đã cho thu hoạch với năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

22/06/2015
Giữ vị ngọt cho cam sành Ngã Bảy Giữ vị ngọt cho cam sành Ngã Bảy

Trải qua thời gian bị dịch bệnh vàng lá gân xanh, hiện diện tích cam sành ở thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) đã giảm rõ rệt. Bên cạnh những nhà vườn chuyển đổi sang cây trồng khác thì vẫn còn nhiều hộ quyết định bám trụ với loại cây trồng nhiều lợi ích này.

22/06/2015
Kỹ thuật sản xuất vải thiều độc đáo của người Sán Dìu Kỹ thuật sản xuất vải thiều độc đáo của người Sán Dìu

Hưởng ứng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, những năm qua, ông Trần Văn Hành (dân tộc Sán Dìu) ở thôn Chão Cũ, xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã không ngừng lao động sáng tạo và thực hiện thành công quy trình sản xuất cho quả vải thiều ra quả trong thân – “vải thiều nho”.

22/06/2015
Phát triển vườn cây ăn trái Phát triển vườn cây ăn trái

Hơn 414.000ha trái cây các loại với sản lượng khoảng 4,3 triệu tấn mỗi năm, vùng Nam Bộ được mệnh danh là nơi sản xuất và xuất khẩu trái cây chủ lực của cả nước. Mấy năm gần đây việc sản xuất trái cây được ngành chức năng quan tâm, nhiều địa phương xem trái cây là thế mạnh đột phá giúp nông dân làm giàu; nhờ đó mà diện tích trái cây tăng nhanh.

22/06/2015
Cần bộ giống cho cây đinh lăng Cần bộ giống cho cây đinh lăng

Dự báo trong mùa mưa năm nay, nông dân sẽ đổ xô trồng cây đinh lăng bởi giá trị kinh tế của nó vượt xa so với các loại cây trồng khác. Tuy nhiên Bình Phước hiện nay vẫn chưa chọn được loại giống đinh lăng nào phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của tỉnh.

22/06/2015