Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trang Trại Đa Canh

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trang Trại Đa Canh
Ngày đăng: 16/03/2013

Nằm ở vùng trũng nhất của huyện Ứng Hòa (Hà Nội), nhưng nhờ biết cách biến nhược điểm thành lợi thế, đến nay, xã Hòa Lâm đã tạo điều kiện cho nhiều mô hình trang trại đa canh phát triển. Điển hình là trang trại của ông Tạ Văn Thắng, thôn Đống Long.

 
Từ năm 1991, ông Thắng đã mạnh dạn vay vốn mua 40 - 50 giàn ấp trứng gia cầm về tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, do thiếu kiến thức và kinh nghiệm chăn nuôi, nên thời gian đầu hiệu quả đem lại cho gia đình không cao. 
Đến năm 2003, sau khi dồn điền đổi thửa, ông cùng gia đình nhận 1 ô thửa với quy mô 3 mẫu đất trũng xây dựng mô hình sản xuất đa canh, gồm: Đào ao thả cá, nuôi lợn và gà, vịt các loại. Hiện, trang trại của ông Thắng thường xuyên nuôi 300 - 400 gà thương phẩm, hơn 1.000 vịt đẻ. Ông cũng đầu tư mua 2 lò ấp trứng gia cầm, bình quân mỗi lò cho ra 700 con/ngày. Với giá bán trung bình trên 9.000 đồng/con, mỗi năm doanh thu của gia đình ông đạt từ 1 - 1,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, với sản lượng mỗi năm trên 10 tấn cá, ông thu được trên 500 triệu đồng. Đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho 5 - 7 lao động với mức lương từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/tháng. 
Từ mô hình kinh tế của gia đình ông Thắng, những năm gần đây, hàng chục hộ dân khác trong thôn Đống Long cũng mạnh dạn chuyển đổi làm trang trại, trong đó có trang trại nuôi cua, chạch của ông Hoàng Thế Lộc (thôn Đống Long), trang trại lúa - cá - vịt của bà Nguyễn Thị Thỉnh (thôn Mỹ Lâm)... cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. 
Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Lâm Chu Văn Sinh cho biết, hiện toàn xã có trên 300/1.450 hộ làm mô hình trang trại đa canh với tổng diện tích trên 200 ha, cho thu nhập hàng năm từ 70 - 100 triệu đồng/hộ. Để giải quyết những khó khăn của các hộ dân về nguồn nước ô nhiễm, kiến thức chăn nuôi, dịch bệnh… với nguồn vốn 500 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ Nông dân, xã thường xuyên mở các lớp dạy nghề kỹ thuật, tạo điều kiện cho 30 - 50 hộ dân vay vốn phát triển sản xuất. Ngoài ra, xã cũng đã lên kế hoạch xây dựng mối liên kết giữa các trang trại đa canh, dự kiến thử nghiệm với 20 hộ dân để giải quyết thị trường đầu ra cho sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Giá Đường Thế Giới Có Thể Bắt Đầu Đảo Chiều Tăng Giá Đường Thế Giới Có Thể Bắt Đầu Đảo Chiều Tăng

Báo cáo của một tập đoàn thương mại Brazil đã gây lo ngại cho những nhà đầu tư đặt cược rằng giá đường sẽ giảm trong bối cảnh thị trường toàn cầu tràn ngập nguồn cung. Họ đặt cược như vậy trên cơ sở Brazil – quốc gia đóng góp khoảng 1/5 sản lượng đường thế giới – sẽ bội thu đường trong năm nay.

13/11/2014
Điệp Khúc Được Mùa Rớt Giá Nông Dân Lúng Túng Tìm Lối Ra Điệp Khúc Được Mùa Rớt Giá Nông Dân Lúng Túng Tìm Lối Ra

Cuối tháng 10 vừa qua, tỉnh Lâm Đồng đã phải cầu cứu các siêu thị ở TPHCM hợp tác để tiêu thụ cà chua cho nông dân. Sau 1 tuần, hệ thống siêu thị Co.opMart, BigC vào cuộc và mở chiến dịch vận động người dân TPHCM “Ăn cà chua giúp nông dân Lâm Đồng”, giá cà chua từ mức 10.000 đồng/3kg đã kéo lên được 15.000 đồng/2kg tại các chợ truyền thống. Trước đó là vụ vải thiều Bắc Giang, hành tây…

09/11/2014
Trồng Hồ Tiêu Không Theo Quy Hoạch Nông Dân Sẽ Trả Giá Đắt Trồng Hồ Tiêu Không Theo Quy Hoạch Nông Dân Sẽ Trả Giá Đắt

Thế nhưng, theo thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp, diện tích hồ tiêu của tỉnh là 11.734 ha. Trong đó, tiêu kinh doanh 7.530 ha, tiêu kiến thiết cơ bản 3.715 ha, tiêu trồng mới 489 ha. Tuy nhiên trên thực tế, diện tích cây tiêu trên địa bàn tỉnh khoảng 15.000 ha.

13/11/2014
Đổi Đời Nhờ… Mạng Đổi Đời Nhờ… Mạng

Áo thôi ướt đẫm mồ hôi, chân tay cũng không còn bị xi măng bám chặt, ông Bùi Văn Hoàng, ở thôn 1, xã Nghĩa Dõng (TP.Quảng Ngãi) hiện nay chỉ cần bỏ ra khoảng 1 giờ mỗi ngày để thu hoạch nấm bào ngư. Cười tươi rói bên trại nấm bào ngư và nấm linh chi đang đến kỳ thu hoạch, ông Hoàng bộc bạch: “Trước làm phụ hồ, cả ngày vất vả mà thu nhập chỉ khoảng 200 nghìn. Còn giờ, mới nửa tháng thu nấm sò, tôi đã bỏ túi 6 triệu đồng”.

13/11/2014
Cà Phê Ghép Cho Năng Suất Cao Cà Phê Ghép Cho Năng Suất Cao

Cà phê là loại cây trồng chủ lực của tỉnh nhưng những năm qua, nhiều hộ đã thay trồng loại cây khác cho kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, vẫn không ít hộ thành công nhờ thực hiện mô hình cà phê ghép, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Tằm ở thôn 2, xã Long Bình (Bù Gia Mập - Bình Phước).

09/11/2014