Chú trọng phát triển nông lâm thủy sản công nghệ cao
Mục tiêu trọng tâm của chương trình hợp tác là tổ chức triển khai đưa các ứng dụng khoa học- công nghệ vào việc trồng vải, bảo quản, chế biến đạt tiêu chuẩn và xuất khẩu. Theo đó, năm 2015 các bên sẽ phối hợp để hỗ trợ xuất khẩu hơn 1.000 tấn vải cho Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang sang thị trường Nhật Bản, Singapore, Maylaysia, Úc, Mỹ, Israel.
Trước đó, đoàn công tác của Ủy ban nghiên cứu chiến lược nông – lâm – ngư nghiệp Nhật Bản do ông Nishikawa Koya- Chủ tịch Ủy ban làm trưởng đoàn đã đến làm việc với tỉnh Quảng Ninh. Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh- Nguyễn Văn Đọc và Chủ tịch UBND tỉnh- Nguyễn Đức Long trong buổi làm việc với đoàn đều mong muốn Nhật Bản hợp tác chuyển giao công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chế biến và xuất khẩu sản phẩm nông lâm nghiệp, thủy sản, phát triển hệ thống rừng ngập mặn, nhằm góp phần bảo vệ môi trường biển, chống biến đổi khí hậu…
Kết thúc buổi làm việc, 2 bản ghi nhớ về “Thúc đẩy việc đưa các ứng dụng công nghệ cao để hỗ trợ cho nhân dân các vùng trồng vải Quảng Ninh tạo ra các sản phẩm đạt chuẩn và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài” và “Hợp tác đưa các tiến bộ khoa học- công nghệ ứng dụng vào phát triển ngành nông- lâm- ngư- nghiệp của tỉnh Quảng Ninh” đã được tỉnh Quảng Ninh ký kết với Ủy ban Nghiên cứu chiến lược phát triển nông- lâm- ngư- nghiệp Nhật Bản và Công ty Cổ phần tiến bộ quốc tế (AIC).
Có thể bạn quan tâm
Vừa qua, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi lươn không bùn cho gần 30 hộ nông dân xã Phong Phú.
Thời gian gần đây, tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng sông Ông Đốc để làm đầm nuôi tôm diễn ra ngày càng phổ biến. Chính quyền địa phương đang tăng cường công tác phối hợp xử lý nghiêm hành vi này.
Mấy ngày này, các vùng ven biển xã Phú Thuận và thị trấn Thuận An (Phú Vang, Thừa Thiên Huế) rộ lên tình trạng hải sâm chết, trôi dạt vào bờ với số lượng khá lớn.
Trong khi người nuôi tôm nước lợ đang gặp nhiều khó khăn về thời tiết và thị trường, mô hình luân canh một vụ tôm, một vụ lúa đang phát triển khá ổn định và thể hiện tính bền vững cao.
Do những hoạt động khai thác hải sản theo kiểu tận diệt như nạn đánh bắt bằng giã cào gần bờ, sử dụng rọ lồng, thuốc nổ, kích điện... nguồn lợi hải sản và đa dạng sinh học vùng bờ biển địa bàn tỉnh ta đang bị suy giảm nghiêm trọng.