Hiệu Quả Từ Mô Hình Trang Trại Đa Canh

Nằm ở vùng trũng nhất của huyện Ứng Hòa (Hà Nội), nhưng nhờ biết cách biến nhược điểm thành lợi thế, đến nay, xã Hòa Lâm đã tạo điều kiện cho nhiều mô hình trang trại đa canh phát triển. Điển hình là trang trại của ông Tạ Văn Thắng, thôn Đống Long.
Từ năm 1991, ông Thắng đã mạnh dạn vay vốn mua 40 - 50 giàn ấp trứng gia cầm về tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, do thiếu kiến thức và kinh nghiệm chăn nuôi, nên thời gian đầu hiệu quả đem lại cho gia đình không cao.
Đến năm 2003, sau khi dồn điền đổi thửa, ông cùng gia đình nhận 1 ô thửa với quy mô 3 mẫu đất trũng xây dựng mô hình sản xuất đa canh, gồm: Đào ao thả cá, nuôi lợn và gà, vịt các loại. Hiện, trang trại của ông Thắng thường xuyên nuôi 300 - 400 gà thương phẩm, hơn 1.000 vịt đẻ. Ông cũng đầu tư mua 2 lò ấp trứng gia cầm, bình quân mỗi lò cho ra 700 con/ngày. Với giá bán trung bình trên 9.000 đồng/con, mỗi năm doanh thu của gia đình ông đạt từ 1 - 1,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, với sản lượng mỗi năm trên 10 tấn cá, ông thu được trên 500 triệu đồng. Đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho 5 - 7 lao động với mức lương từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Từ mô hình kinh tế của gia đình ông Thắng, những năm gần đây, hàng chục hộ dân khác trong thôn Đống Long cũng mạnh dạn chuyển đổi làm trang trại, trong đó có trang trại nuôi cua, chạch của ông Hoàng Thế Lộc (thôn Đống Long), trang trại lúa - cá - vịt của bà Nguyễn Thị Thỉnh (thôn Mỹ Lâm)... cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Lâm Chu Văn Sinh cho biết, hiện toàn xã có trên 300/1.450 hộ làm mô hình trang trại đa canh với tổng diện tích trên 200 ha, cho thu nhập hàng năm từ 70 - 100 triệu đồng/hộ. Để giải quyết những khó khăn của các hộ dân về nguồn nước ô nhiễm, kiến thức chăn nuôi, dịch bệnh… với nguồn vốn 500 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ Nông dân, xã thường xuyên mở các lớp dạy nghề kỹ thuật, tạo điều kiện cho 30 - 50 hộ dân vay vốn phát triển sản xuất. Ngoài ra, xã cũng đã lên kế hoạch xây dựng mối liên kết giữa các trang trại đa canh, dự kiến thử nghiệm với 20 hộ dân để giải quyết thị trường đầu ra cho sản phẩm.
Related news

Giá muối SX thủ công tại Khánh Hoà hiện đang ở mức từ 650-800 ngàn đồng/tấn, tăng từ 50-100 ngàn đồng/tấn so với tháng trước.

Hàng ngàn tấn hành tây tích trữ tại Đà Lạt hiện tại không tìm được nơi tiêu thụ, có nguy cơ phải đổ bỏ số lượng lớn do thời tiết mưa ẩm kéo dài.

Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết: Thời gian gần đây, tình hình sâu đục thân gây hại cà phê trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng, nhất là trên địa bàn TP Đà Lạt, đã tái phát và diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Tính đến cuối tháng 5/2014, tại các xã Xuân Trường, Trạm Hành và Tà Nung của TP Đà Lạt đã có 440ha cà phê bị sâu đục thân gây hại.

Trong bốn năm trở lại đây, diễn biến khí hậu xảy ra khá thất thường và năm nay cũng không là ngoại lệ khi ở Nam Bộ tiết trời se lạnh kéo dài từ sau tết Nguyên Đán cho đến tháng 3, và đến đầu tháng 6 thì vẫn còn nắng nóng gay gắt và oi bức.

Ngày 30/5, tại thị trấn Chợ Lách (huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội trái cây ngon, an toàn tỉnh Bến Tre lần thứ 14 năm 2014 do UBND tỉnh Bến Tre tổ chức.