Hiệu Quả Từ Mô Hình Quản Lý Cộng Đồng Của Hợp Tác Xã Thủy Sản Đồng Tâm
Hợp tác xã thuỷ sản Đồng tâm xã Thừa Đức huyện Bình Đại, được thành lập từ năm 2002. Từ đó đến nay hợp tác xã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, thực hiện quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống xã viên và thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Bãi nghêu Thừa đức có diện tích rộng hơn 800 ha, dài trên 8 km, sản lượng khai thác hàng năm từ 1.500 đến 2.000 tấn. Tuy nhiên, trước đây việc khai thác quá mức đã làm cạn kiệt nguồn lợi ven biển, khiến cho người dân Thừa Đức gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kế sinh nhai, từ đó dẫn đến hiện tượng đói nghèo của cư dân vùng ven biển và tác động tiêu cực đến nếp sống văn hoá và sự ổn định của một đại bộ phân dân cư.
Nhưng từ khi hợp tác xã Đồng Tâm ra đời, bắt đầu từ đây cơ chế quản lý cộng đồng mới được thực hiện, đó là đảm bảo nguyên tắc: Công khai- công bằng- dân chủ.
Cách làm minh bạch này được tập thể xã viên đồng tình, họ hợp sức cùng nhau để bảo tồn bãi nghêu, tránh nạn trộm cắp thường xuyên xảy ra rồi môi trường nghêu bị huỷ hoại.
Nhờ hợp tác xã Đồng Tâm tổ chức tốt mô hình quản lý cộng đồng, con nghêu Thừa Đức ngày càng sinh sôi phát triển, giúp cho hàng ngàn người dân nơi đây có cuộc sống ổn định. Đặc biệt nguồn nghêu giống tại đây cung cấp cho nhiều nơi, những năm gần đây nhờ nghêu có giá nên doanh thu của hợp tác xã thuỷ sản Đồng Tâm mỗi năm đạt hàng chục tỷ đồng.
Riêng năm 2010 Hợp tác xã doanh thu 51,7 tỷ đồng, và 9 tháng đầu năm 2011 doanh thu 25 tỷ đồng. Nhờ đó tất cả các công trình tại xã biển Thừa Đức như: trường học, cầu, đường, nhà tình nghĩa, tình thương,… đều có sự góp phần lớn từ con nghêu.
Hàng năm Hợp tác xã đã đóng góp quỹ phúc lợi công cộng gần 600 triệu đồng, hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, thăm tặng quà cho gia đình chính sách, hộ nghèo nhân các dịp lễ, Tết … trị giá hàng trăm triệu đồng.
Những năm gần đây, mô hình tổ chức quản lý cộng đồng của Hợp tác xã thuỷ sản Đồng Tâm luôn ổn định và đi vào nề nếp.
Từ việc quản lý bảo vệ khai thác, hợp đồng mua bán đến việc báo cáo công khai tài chính với xã viên đều thực hiện quy chế dân chủ. Lợi nhuận được chia theo 3 mức: Vốn góp của xã viên, doanh thu theo định mức công lao động bắt nghêu và quỹ phúc lợi.
Trong năm qua, bình quân ăn chia một hộ xã viên là 11,52 triệu đồng, bình quân 1 nhân khẩu là 3,02 triệu đồng. Ngoài ra, hợp tác xã còn giải quyết việc làm cho 60.975 lượt ngày công lao động. Nhờ đó đã góp phần nâng cao mức thu nhập cho nhân dân vùng biển.
Có thể nói, mô hình tổ chức quản lý cộng đồng của Hợp tác xã Đồng tâm xã Thừa Đức ngày càng được củng cố phát triển. Qua đó góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường thiên nhiên, liên kết được giữa vùng nguyên liệu với các nhà máy chế biến xuất khẩu. Đặc biệt nguồn lợi từ con nghêu đã góp phần lớn trong xoá đói giảm nghèo cho nhân dân ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, tại một số địa phương, người dân đã tự phát nuôi Guinea pig hay còn gọi là chồn nhung đen để lấy thịt. Tuy nhiên, hiện nay chồn nhung đen chưa có tên trong danh sách các vật nuôi nông nghiệp, không rõ nguồn gốc và chưa có kết quả khảo nghiệm của các cơ quan chuyên môn. Do vậy chưa có căn cứ đánh giá mặt tích cực, cũng như tác hại của chồn nhung đen, đồng thời cũng chưa có căn cứ kết luận về giá trị dinh dưỡng và chất lượng thịt của vật nuôi này.
Ông Bùi Văn Viên, ở thôn Khánh Nhơn, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải không chỉ được người dân trong vùng biết đến với tính cần cù, làm kinh tế giỏi, mà còn nhiệt tình tham gia công tác đoàn thể ở địa phương và tấm lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
Nuôi cá lóc mang lại thu nhập tương đối khá nên nhiều hộ dân ở các đội 7, 8 và 9 thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức (huyện Phù Mỹ - Bình Định) đã đổ xô đào ao, trải bạt nuôi cá lóc trong vườn nhà. Việc nuôi cá không theo quy hoạch đã làm môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết những mô hình ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) thành công đều có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, có vai trò của doanh nghiệp hoặc nhà nước hỗ trợ chứng nhận và tiêu thụ sản phẩm.
Đến thời điểm này, những hộ nông dân trồng củ sắn (củ đậu) ở 4 ấp thuộc xã An Thạnh Đông (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) đạt lợi nhuận gần 50 triệu đồng/công sau khi trừ chi phí. Đây được xem là “mùa vàng” với người trồng củ sắn ở xã An Thạnh Đông khi giá bán đạt... “kỷ lục” 7.000 đồng/kg!