Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Rau Xanh Tăng Phi Mã Sau Bão

Giá Rau Xanh Tăng Phi Mã Sau Bão
Ngày đăng: 12/08/2013

Giá rau muống tăng gần gấp ba lần so với bình thường, phổ biến ở mức 10.000 đồng -12.000 đồng/mớ, rau ngót lên mức 7.000-8.000 đồng, mồng tơi 6.000-7.000 đồng/mớ, cải ngọt 20.000-22.000 đồng/kg

Mưa lớn dài ngày gây ngập lụt ở nhiều vùng khiến giá rau xanh ở Hà Nội ngày 9.8 tăng vọt, nhiều loại tăng gấp 3-4 lần.

Theo khảo sát của PV, tại các chợ trên địa bàn Hà Nội như Phùng Khoang, Nhà Xanh, Ngã Tư Sở, Nghĩa Tân... giá rau muống tăng gần gấp ba lần so với bình thường, phổ biến ở mức 10.000 đồng -12.000 đồng/mớ, rau ngót lên mức 7.000-8.000 đồng, mồng tơi 6.000-7.000 đồng/mớ, cải ngọt 20.000-22.000 đồng/kg, cải bắp 14.000-17.000 đồng/kg, cà chua 17.000-20.000 đồng/kg...

Một tiểu thương ở chợ Phùng Khoang cho biết, do nhiều vùng rau bị ngập, đường giao thông bị tắc, lượng rau vào các chợ nội thành giảm mạnh khiến nhiều loại thông dụng như rau muống, rau cải tăng 2-3 lần. Tình trạng "khan" rau, giá tăng có thể kéo dài hai, ba hôm nữa.

Chị Phương, bán bún chả ở phường Quan Hoa (Cầu Giấy) nói, mưa lớn, ngập lụt nhiều nơi khiến giá rau thơm tăng đến cả chục lần so ngày thường. Nhiều loại rau như mùi, tía tô, kinh giới, húng trước chỉ 400 đồng/mớ, nay lên 4.000-5.000 đồng/mớ; xà lách tăng từ 15.000 đồng/kg lên 27.000- 30.000 đồng/kg. Theo chị Phương, dù giá cao, nhưng lo ngại nguồn rau chưa phục hồi, nhiều gia đình vẫn chọn mua số lượng lớn để tích trữ.

Ông Nguyễn Thành Lưu, Tổng GĐ Sàn giao dịch Rau quả và Thực phẩm an toàn Hà Nội, cho biết, do ngập nước, ô tô không thể vận chuyển rau vào nội thành, nên Cty phải hủy khoảng 30% số hợp đồng giao dịch rau cho các điểm tiêu thụ.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hồng Anh, Chi cục phó Bảo vệ Thực vật Hà Nội cho biết, đến cuối chiều 9.8, diện tích rau bị ngập nước toàn thành phố gần 740 ha, diện tích rau bị giập nát, không có khả năng hồi phục trên 220 ha, trong đó chủ yếu là rau ăn lá như cải, mùng tơi, rau thơm. Huyện bị ngập lớn nhất là Thường Tín trên 100 ha, Hoài Đức hơn 90 ha, Mê Linh hơn 80 ha, Gia Lâm hơn 80 ha, Đông Anh gần 20 ha. "Nhiều vùng rau bị ngập nước nên sẽ ảnh hưởng nguồn cung trong ngắn hạn, giá rau sẽ tăng. Các huyện đang tích cực bơm tiêu nước, các vùng rau sẽ khôi phục trở lại khi nước rút", ông Hồng Anh nói.


Có thể bạn quan tâm

Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Tập Trung 4 Nhiệm Vụ Trọng Tâm Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Tập Trung 4 Nhiệm Vụ Trọng Tâm

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, trong đó tập trung ưu tiên 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: 1- Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; 2- Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; 3- Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp; 4- Phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ.

17/10/2014
Hiệu Quả Từ Vốn Vay Ưu Đãi Cho Người Nghèo Hiệu Quả Từ Vốn Vay Ưu Đãi Cho Người Nghèo

Thuộc diện hộ nghèo của xã Cam Thủy (Cam Lộ), gia đình ông Lê Phước Hoàng được chính quyền địa phương tạo điều kiện cấp đất ở vùng kinh tế mới Cam Thủy Bắc để phát triển sản xuất. Có đất đai và sức lao động nhưng vì không có vốn đầu tư sản xuất nên thời gian đầu ông Hoàng chỉ trồng được vài giống cây ngắn ngày.

17/10/2014
Khôi Phục Và Phát Triển Cây Trồng Chủ Lực Ở Tân Liên Khôi Phục Và Phát Triển Cây Trồng Chủ Lực Ở Tân Liên

Hồ tiêu là một trong những loại cây chủ lực xóa đói giảm nghèo ở xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Tuy nhiên, khoảng từ năm 2009-2012 vì lý do cây bị bệnh chết nhanh, giá cả không ổn định nên nhiều người dân tạm ngừng trồng tiêu, chuyển sang trồng các loại cây khác.

17/10/2014
Cà Phê Nhiều Nhưng Không Tinh Cà Phê Nhiều Nhưng Không Tinh

Xây dựng hình ảnh một "đại gia" trong ngành cà phê thế giới nhưng chỉ có 5% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu từ VN là qua chế biến, 95% là xuất thô.

17/10/2014
Mô Hình Trồng Rau Bó Xôi Thu Bạc Tỉ Mô Hình Trồng Rau Bó Xôi Thu Bạc Tỉ

Ông Thi cho hay, hơn 15 năm trước, ông cùng gia đình sống bằng nghề trồng rau, cây rau bó xôi vốn gắn bó với ông từ nhỏ. Dù vậy, tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” cứ lặp đi lặp lại, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Đã vậy, khi lập gia đình, bố mẹ cho mượn 3 sào đất để sản xuất cũng bị giải tỏa, ông đành cùng vợ đi buôn bán rau kiếm sống. Gom góp được ít vốn, năm 1999, ông vào thôn Đạ Nghịt tìm mua đất sản xuất.

17/10/2014