Hiệu Quả Mô Hình Trồng Lạc, Đậu Tương Xen Bạch Đàn

Bằng nguồn vốn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, vụ Hè Thu năm 2012, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Điện Biên đã triển khai dự án ''Lâm nông kết hợp trên đất dốc'', qui mô 45 ha tại 4 bản của xã Si Pa Phìn gồm Tân Hưng, Tân Lập, Nậm Chim, Pú đao, với 50 hộ tham gia.
Dự án đã triển khai trồng mới bạch đàn Uro 30 ha; đậu tương DT84 10 ha; lạc địa phương 5 ha.
Trước khi thực hiện, Dự án đã họp công khai chọn điểm, chọn hộ. Đồng thời, tập huấn kỹ thuật, cấp đầy đủ vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các hộ tham gia mô hình.
Qua đánh giá kết quả nghiệm thu cho thấy, cây lạc, cây đậu tương trồng xen cây bạch đàn Uro sinh trưởng, phát triển tốt, có thời gian sinh trưởng ngắn (80-95 ngày). Theo ước tính, năng suất lạc là 19,6 tạ/ha, vượt so với tiêu chí của dự án 12,6 tạ/ha; năng suất đậu tương ước đạt 22 tạ/ha, vượt so với yêu cầu dự án 10 tạ/ha.
Dự án đã giúp bà con nông dân nắm bắt được kỹ thuật trồng cây đậu tương, cây lạc xen với cây bạch đàn. Đồng thời, bà con cũng biết kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất truyền thống với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào thực tiễn sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.
Có thể bạn quan tâm

Đối với cá chạch sụn, là một loài vật nuôi mới nên chưa thể đánh giá đúng tiềm năng của loài này, ông Hùng yêu cầu Chi cục Thủy sản kiến nghị Tổng cục Thủy sản nuôi khảo nghiệm đối với giống vật nuôi mới này.

Do tôm hùm giống bán được giá cao nên người dân tận thu, bắt cả những con tôm có kích thước rất nhỏ; cách thức vận chuyển, lưu giữ và ương tôm giống lại chưa phù hợp khiến tỷ lệ hao hụt tôm hùm giống lên đến 50%.

Nghe ông Nguyễn Văn Triền, Chủ tịch hội Nông dân xã Cam Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) kể về anh, tôi cứ lơ mơ không tin một thanh niên nông thôn, nhà nghèo, trầy trật mãi mới lấy được tấm đại học, cuối cùng lại về quê để hết nuôi nhím, kỳ đà lại đến nuôi gà. Anh là Ngô Văn Cường (SN 1982) ở thôn Đặng Lộc 1, xã Cam Thủy.

Dịch cúm gia cầm đã tạm lắng, chỉ còn 5 tỉnh có dịch chưa qua 21 ngày. Trong hai tuần qua, cả nước cũng không phát sinh ổ dịch nào.

Để tạo thuận lợi cho nông dân, xã phối hợp với HTX Cẩm Sơn (Hải Dương) hỗ trợ bà con về giống, đồng thời cử cán bộ tập huấn kỹ thuật: lên luống, bón phân, nước tưới, phòng trừ sâu bệnh... nên cây ớt sinh trưởng phát triển tốt. Sau khi thu hoạch, HTX Cẩm Sơn bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con nông dân.