Hiệu Quả Mô Hình Trồng Lạc, Đậu Tương Xen Bạch Đàn

Bằng nguồn vốn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, vụ Hè Thu năm 2012, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Điện Biên đã triển khai dự án ''Lâm nông kết hợp trên đất dốc'', qui mô 45 ha tại 4 bản của xã Si Pa Phìn gồm Tân Hưng, Tân Lập, Nậm Chim, Pú đao, với 50 hộ tham gia.
Dự án đã triển khai trồng mới bạch đàn Uro 30 ha; đậu tương DT84 10 ha; lạc địa phương 5 ha.
Trước khi thực hiện, Dự án đã họp công khai chọn điểm, chọn hộ. Đồng thời, tập huấn kỹ thuật, cấp đầy đủ vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các hộ tham gia mô hình.
Qua đánh giá kết quả nghiệm thu cho thấy, cây lạc, cây đậu tương trồng xen cây bạch đàn Uro sinh trưởng, phát triển tốt, có thời gian sinh trưởng ngắn (80-95 ngày). Theo ước tính, năng suất lạc là 19,6 tạ/ha, vượt so với tiêu chí của dự án 12,6 tạ/ha; năng suất đậu tương ước đạt 22 tạ/ha, vượt so với yêu cầu dự án 10 tạ/ha.
Dự án đã giúp bà con nông dân nắm bắt được kỹ thuật trồng cây đậu tương, cây lạc xen với cây bạch đàn. Đồng thời, bà con cũng biết kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất truyền thống với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào thực tiễn sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.
Related news

Với mục tiêu đẩy mạnh ngành nuôi thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá một cách hiệu quả và bền vững, những năm qua Sở NN và PTNT Nam Định đã tập trung chỉ đạo hoạt động sản xuất và cung ứng giống thuỷ sản nước ngọt, đảm bảo chất lượng, đúng mùa vụ, với giá hợp lý.

Càng về cuối năm, tôm hùm càng được giá, đến nay đã lên 1,6 - 1,8 triệu đồng/kg và dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Thế nhưng ai đang được lợi khi con tôm tăng giá?

Ngày 19–12, 78 hộ chăn nuôi đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã được Ban quản lý Dự án Lifsap tỉnh trao giấy chứng nhận VietGAHP (thực hành chăn nuôi tốt).

Từ một công nhân cạo mủ cao su thuê, chỉ sau vài năm chuyển sang nuôi chim bồ câu Pháp theo hướng công nghiệp, anh Lê Hoài Khanh (SN 1976, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát - Bình Dương) đã có của ăn của để.

Nuôi lươn không cần bùn, đất; dễ quản lý số lượng, thức ăn dư thừa và dịch bệnh; lươn phát triển nhanh, ít hao hụt… Đó là những ưu điểm của mô hình thí điểm nuôi lươn không bùn được nông dân xã Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú - An Giang) áp dụng mang lại hiệu quả tốt.