Hiệu Quả Từ Lồng Ghép Nhiều Chương Trình

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Tam nông, tình hình các vùng nông thôn của Hà Giang đã có nhiều khởi sắc, thu nhập của nông dân không ngừng được nâng lên.
Để thực hiện nghị quyết này, tỉnh Hà Giang đã lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn của tỉnh như “Phong trào xây dựng NTM”, Chương trình “Dân vận khéo”, mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp”. Nếu như năm 2008, bình quân lương thực đầu người của Hà Giang đạt 395kg, thì sau 5 năm đã nâng lên 465kg.
Sản xuất nông nghiệp ở Hà Giang đã có nhiều thay đổi sau 5 năm.Ngoài ra, để triển khai thực hiện Nghị quyết Tam nông, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh triển khai các mô hình trình diễn về cây trồng, vật nuôi giống mới có năng suất và chất lượng cao, kết hợp đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ KHKT mới vào trong quá trình sản xuất. Mặt khác, Hà Giang cũng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh công tác thâm canh, tăng vụ và đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào trong quá trình sản xuất...
Vì vậy, đến năm 2012 tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh của Hà Giang đã đạt 371.740 tấn, tăng 92.119 tấn so với năm 2008; góp phần đưa giá trị sản xuất nông nghiệp tăng dần qua các năm, đến năm 2012 đạt 5.776,6 tỷ đồng, chiếm 31,98% cơ cấu kinh tế của tỉnh, tăng 195,8% so với năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đều qua các năm, còn 25,3%- tính đến cuối năm 2012.
Đặc biệt, trong Chương trình xây dựng NTM, người dân trên địa bàn toàn tỉnh của Hà Giang đã hiến được trên 448.650m2 đất để mở rộng đường giao thông nông thôn và xây dựng các công trình phúc lợi xã hội ở địa phương. Người dân cũng đã đóng góp được gần 850.000 ngày công để xây dựng 270km đường giao thông nông thôn; mở mới được 323km đường cấp phối các loại; xây 3.804 bể nước và gần chục nghìn công trình nhà vệ sinh. Hiện ở Hà Giang, 100% số xã cũng đã có đường ô tô đến trung tâm.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, người dân các tỉnh Tây Nguyên đang tiến hành thu hoạch sắn niên vụ 2011-2012. Niên vụ trước do giá sắn trên thị trường tăng cao, đã thu hút đông đảo người dân ở Tây Nguyên đổ xô trồng loại cây này, bất chấp sự khuyến cáo của các cơ quan chức năng. Nong nghiep, nong thon, nha nong, nong dan, khuyen nong

Những năm qua, việc mở rộng diện tích vải thiều sạch an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng được các cấp, các ngành và người dân trồng vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang) quan tâm. Mặc dù sản phẩm vải thiều VietGAP chưa có thị trường tiêu thụ riêng nhưng sản xuất vải thiều VietGAP đã và đang trở thành xu thế tất yếu ở "kinh đô" vải thiều Lục Ngạn…

Tháng 5 trời nắng gắt, cá mú con vào rạn khá dày. Ngư dân vùng Gành Rái, xã Chí Công (Tuy Phong - Bình Thuận) được dịp giăng bẫy bắt mú con, thu nhập nhờ đó mà tăng khá.

Không biết chính xác hẹ được trồng từ khi nào, nhưng trong vài năm trở lại đây, nhiều nhà nông ở các vùng chuyên canh màu của Sóc Trăng như Đại Tâm, Tham Đôn (huyện Mỹ Xuyên), Phú Mỹ (huyện Mỹ Tú) đã vươn lên khá giàu, ổn định được kinh tế gia đình từ loại cây này. Bên cạnh nguồn lợi từ cây lúa và chăn nuôi thì trồng hẹ được xem là mô hình trồng màu đạt thu nhập cao, bền vững của những hộ nông dân Khmer vùng này.

Trong thời gian qua cá rô đầu vuông đã được đưa vào nuôi thử nghiệm thành công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đây là loại cá phàm ăn, dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh tật và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích nuôi thâm canh loài cá này trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do con giống chủ yếu được nhập từ các tỉnh phía Nam dẫn đến giá cá giống còn quá cao, quãng đường vận chuyển xa nên cá dễ mắc bệnh, tỷ lệ hao hụt cao.