Hiệu Quả Mô Hình Ruộng Lúa - Bờ Dưa

Nếu như ở nhiều nơi để thu hút thiên địch, nông dân thường áp dụng trồng hoa trên bờ mẫu, thì một số nông dân thuộc tổ hợp tác sản xuất ấp 7, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy tận dụng đất bờ bao để trồng dưa hấu vừa có lợi về môi trường, vừa cho hiệu quả về kinh tế.
Ông Trần Văn Huynh là thành viên đầu tiên của tổ hợp tác sản xuất ở ấp 7, xã Vị Thắng trồng dưa hấu quanh bờ mẫu ruộng lúa và hiện tại đang trồng vụ dưa thứ tư. Lúc đầu ông chỉ trồng thử vài trăm dây lấy trái ăn, nhưng không ngờ khi thu hoạch ăn không hết đem bán được gần 4 triệu đồng. Ông Huynh cho biết, kỹ thuật trồng dưa trên bờ ruộng cũng giống như trồng trên đất liếp, chỉ có khác là tốn công để bắc giàn xuống ruộng cho dưa ra trái giống như các loại bầu, bí, khổ qua,.. Khi xuống giống lúa khoảng 1 tháng là có thể trồng dưa và chỉ sau 2 tháng là cho thu hoạch song song với cây lúa.
Thấy hiệu quả từ phương thức sản xuất này, nên một số thành viên khác trong tổ hợp tác cũng tham gia trồng. Anh Trần Văn Đáng có 15 công đất, thì đến nay đã tận dụng bờ mẫu 10 công để trồng dưa hấu và đang tất bật chăm sóc giàn dưa xanh tốt chuẩn bị cho trái. Anh Đáng chia sẻ: “Trồng dưa hấu tại ruộng nên rất thuận lợi. Khi chăm sóc lúa xong là chuyển qua lo cho dưa nên ít tốn công. Vụ dưa vừa rồi chỉ tính trồng thử, nhưng không ngờ thu được gần 12 triệu đồng”.
Đây là vụ thứ 2 gia đình ông Trần Văn Hinh trồng dưa hấu trên bờ mẫu. Tuy mô hình trồng dưa theo giàn khá mới mẻ đối với ông cũng như một số hộ dân ở đây, nhưng vốn là những nông dân có kinh nghiệm trồng trọt lại ham học hỏi, nên năng suất vụ vừa qua khá cao dù tổng diện tích đất bờ mẫu cộng lại chỉ hơn 1 công. Ông Hinh cho biết: “Trung bình trồng trên 1.000 dây/vụ. Mỗi dây cho 1 trái khoảng 2,5kg thu được gần 2,5 tấn dưa, lợi nhuận từ dưa dùng để mua phân thuốc nên giảm được nhiều chi phí để đầu tư cho ruộng lúa”.
Ông Trần Văn Huynh, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân của ấp 7 cũng là thành viên tổ hợp tác sản xuất cho hay: Thực tế cho thấy cũng là hình thức trồng hoa sinh thái, nhưng ngoài thu hút côn trùng có lợi và giúp xua đuổi sâu rầy hại lúa, thì việc trồng dưa hấu trên bờ bao ruộng lúa đã mở ra một phương thức sản xuất mới. Hiện tại, trong tổ hợp tác cũng có nhiều nông dân rục rịch chuẩn bị thử nghiệm chuyển từ trồng hoa dại sang trồng dưa hấu và có một số đang tính tới trồng các loại cây màu khác có thể bán được nhằm tăng nguồn thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm này, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có trên 280 ha ao đầm nuôi tôm công nghiệp, với hơn 570 hộ thực hiện. Hiện nay, nhiều hộ dân đang bắt tay vào thu hoạch, năng suất bình quân 5 tấn/ha. Hiện giá tôm sú và tôm thẻ ở mức cao, hầu hết bà con đều có lợi nhuận khá.

Mặc dù đã di dời lồng bè về khu quy hoạch C1, nhưng hầu hết người nuôi tôm hùm vẫn không thể bám trụ, ổn định sản xuất được. Tìm hướng đi phù hợp để nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển bền vững là vấn đề nan giải hiện nay.

9 tháng của năm 2013, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu ở An Giang xuất khẩu 128 ngàn tấn, kim ngạch đạt 311 triệu USD, tăng 23,1% về lượng và 6,5% về giá trị so cùng kỳ. Dù xuất khẩu tăng, nguyên liệu thiếu nhưng giá mua cá tra của các nhà máy vẫn tăng không đáng kể.

Bão số 8 chưa khắc phục xong hậu quả, bão số 10 lại ập đến, bao mất mát, nước mắt, nghẹn đắng. Cả nước đang hướng về miền Trung ruột thịt sẻ chia từng ngày lương, gói mỳ thì bão số 11 tiếp tục hoành hành cướp đi sản nghiệp của hàng ngàn gia đình miền Trung. Bão lũ liên miên, miền Trung chìm trong biển nước…

Đối với các vùng nông thôn, người có đất nhiều thì sống nhờ ruộng rẫy và chăn nuôi thêm, còn gia đình ít đất hoặc không đất chỉ mong mùa nước lên. Tháng chín âm lịch, khi con nước ngập đồng thì mọi người tranh thủ khai thác thủy sản cho bữa ăn cả nhà, vừa bán đi để tạo nguồn thu nhập. Đây cũng là thời điểm cá đồng sinh sôi, kéo dài đến Tết âm lịch.