Giảm Nghèo Từ Trồng Mận Hậu Xen Cà Phê Ở Sơn La
Những ngày này, tuyến đường vào xã Chiềng Đen (Thành phố Sơn La) nhộn nhịp hơn, bởi những chiếc xe tải, xe máy ra - vào mua mận hậu.
Theo ông Lò Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Chiềng Đen, năm 1990, Công ty Cà phê cây ăn quả tỉnh phối hợp với xã trồng thí điểm 3 ha cà phê, Công ty cung ứng 100% giống cây và chuyển giao kỹ thuật trồng xen cây mận hậu trên diện tích cà phê. 3 năm sau, mô hình mận hậu trồng xen cà phê cho thu hoạch. Từ kết quả thực tế, nông dân ở các bản giúp nhau chiết ghép, mở rộng diện tích trồng xen mận hậu và cà phê. Xác định cà phê và mận hậu là cây chủ lực chính, xã đã hình thành các vùng chuyên canh mận và cà phê ở các bản: Tò Lọ, Phiêng Tam…
Hằng năm, xã phối hợp với Hội Nông dân, Trạm Khuyến nông Thành phố chuyển giao kỹ thuật trồng cà phê và mận hậu cho bà con. Đến nay, toàn xã đã trồng 610 ha cây cà phê. Tính riêng cây mận, trung bình 1 ha thu hoạch từ 15 - 20 tấn quả, bán 6.000 đồng/kg, trừ chi phí, thu trên 100 triệu đồng/ha. Còn cà phê trung bình 1 ha thu hoạch hơn 10 tấn, sản lượng trên 6.000 tấn quả tươi. Từ mô hình này, số hộ nghèo trong xã giảm còn 5%.
Dọc quốc lộ 6 thuộc khu vực bản Phiêng Tam, những vườn mận đang chín rộ, sai trĩu cành, bên dưới là những hàng cà phê đang đậu quả đầu mùa. Cả bản có 135 ha đất sản xuất nông nghiệp thì 100% diện tích đều trồng cà phê xen mận. Cách trồng này đem lại thu nhập hơn hẳn các loại cây trồng khác. Năm qua, bản có 12 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Đến gia đình ông Tòng Văn Điểm, bản Phiêng Tam, đúng lúc ông đang thu hoạch mận, ông phấn khởi: “Gia đình tôi có hơn 3 ha mận. Năm nay, mận được mùa, gia đình thu hơn 70 tấn quả. Ngoài bán cho thương lái, gia đình tôi còn bán lẻ cho khách qua đường, thu nhập khá ổn định. Riêng cà phê, mỗi năm cho thu hoạch hơn 20 tấn quả tươi. Dưới gốc mận và cà phê, tôi nuôi gà thả vườn. Tông thu từ các nguồn trên, gia đình tôi thu khoảng 300 triệu đồng/năm”.
Mô hình trồng xen mận hậu với cà phê ở xã Chiềng Đen thật khả quan, có thể nhân rộng. Song, để nâng cao chất lượng nông sản, các cấp, các ngành quan tâm, tập huấn kỹ thuật cho bà con về trồng và chăm sóc mận, cách tỉa cành, chiết ghép để tạo được thương hiệu trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Hiện có một nghịch lý đang diễn ra là trong khi giá các loại thực phẩm từ thịt lợn, gà, trứng… xuất chuồng đều giảm mạnh nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua giá cao. Nguyên nhân là các loại thực phẩm đã qua rất nhiều khâu trung gian mới có mặt trên thị trường.
Theo UBND huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, từ tháng 2-2013 đến nay, nghêu nuôi ở khu vực biển Tân Thành có hiện tượng chết bất thường trên diện rộng, gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng cho người dân nuôi nghêu. Theo nhiều người dân nuôi nghêu ở huyện Gò Công Đông, năm 2013, hoạt động nuôi nghêu của bà con ven biển Tân Thành gặp nhiều khó khăn do nghêu ốm, nhiều cát, giá nghêu sụt giảm mạnh trong khi nghêu nuôi các tỉnh phía Bắc liên tục đổ vào Nam với giá cả rẻ hơn cả nghêu nuôi tại địa phương. Trong vài tháng nay, giá nghêu thương phẩm chỉ ở mức 19.000-21.000 đồng/kg, giảm 10.000-12.000 đồng/kg so với thời điểm này năm ngoái. Đến khi nghêu chết, thương lái không mua hoặc mua với số lượng ít, nên người nuôi nghêu khó có thể thu hoạch để chạy bệnh.
Năm ngoái, nghêu nuôi khu vực ven biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) không có tình trạng chết hàng loạt như năm 2010 và 2011 nhưng niềm vui đó chưa trọn vẹn do nghêu giá thấp, khó tiêu thụ. Giờ đây, nghêu nuôi lại chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân khiến hàng trăm tỷ đồng của nông dân trôi theo bọt nước.
Huyện Bá Thước (Thanh Hóa) có diện tích đất tự nhiên 77.500 ha, chủ yếu là rừng và đất rừng, chỉ có hơn 10.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Hầu hết diện tích đất đều có độ dốc lớn, việc canh tác và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hàng nghìn hộ dân trong việc phát triển kinh tế.
Lý do duy nhất để Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thay đổi hẳn mức thuế chống bán phá giá (CBPG) philê cá tra đông lạnh của Việt Nam trong quyết định chính thức của đợt rà soát hành chính lần thứ 8 (POR8) giai đoạn 1/8/2010 - 31/7/2011, là việc chọn Inđônêxia làm nước thay thế thay vì Bănglađét đã chọn khi đưa ra mức thuế sơ bộ.