Mô Hình Nuôi Lươn Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Vài năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) thực hiện mô hình nuôi lươn trong hồ xi măng, mủ bạt đạt hiệu quả kinh tế cao, vươn lên khá giàu.
Hiện xã Bình Thạnh có gần 20 hộ thực hiện mô hình nuôi lươn. Nhiều hộ nông dân xem đây là mô hình chăn nuôi, giúp gia đình vươn lên khá giàu. Ông Phạm Văn Trung, ấp Bình Lý, xã Bình Thạnh cho biết, lươn cũng dễ nuôi, thức ăn chủ yếu của lươn là ốc bưu vàng hoặc thức ăn cho các tra, cá ba sa. Năm nay tôi nuôi 6 bồn, sau thu hoạch trừ các khoản chi phí còn lời từ 110 triệu đồng đến 120 triệu đồng.
Đối với ông Phạm Văn Út Em đây là năm thứ 2 ông thả nuôi, năm đầu do chưa có kinh nghiệm nên ông thả nuôi ít, lợi nhuận thu được không nhiều. Sang năm 2013, ông mở rộng diện tích ra 4 bể, thả nuôi trên 2.000 con lươn giống. Ông Út Em cho biết, để ít bị hao hụt, lươn giống thả nuôi phải chọn đồng cỡ, không bị sây sát, khỏe mạnh, sau mỗi lần cho ăn cần tiến hành vớt bỏ thức ăn thừa khỏi bể để tránh ô nhiễm môi trường nước. Giai đoạn đầu khi thả nuôi thức ăn phải cung cấp đầy đủ, không để lươn đói vì chúng sẽ ăn nhau làm hao hụt.
Để chủ động được nguồn lươn giống cung cấp cho người nuôi trên địa bàn thị xã Hồng Ngự, Hội Nông dân thị xã Hồng Ngự phối hợp cùng Phòng Kinh tế và Trạm Thủy sản tổ chức cho hơn 50 nông dân ở các xã, phường trên địa bàn thị xã đi tham quan mô hình nuôi lươn ở xã Vĩnh Bình (huyện Châu Thành) và Trung tâm giống thủy sản (tỉnh An Giang).
Ông Nguyễn Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh cho biết, thời gian qua xã Bình Thạnh thực hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế, trong đó mô hình nuôi lươn đạt hiệu quả cao hơn so với các mô hình khác. Thời gian tới, địa phương sẽ nhân rộng mô hình.
Có thể bạn quan tâm
Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, theo Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Định đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2664/QĐ-UBND ngày 28.7.2015, từ nay đến năm 2020, tỉnh ta tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại gắn với đảm bảo an toàn dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi.
Rệp sáp bột hồng (RSBH) là loại sâu hại nguy hiểm, khó phòng trừ và là đối tượng sâu hại mới, lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, sâu hại này sẽ phát tán, lây lan nhanh chóng ra các vùng trồng sắn ở các địa phương khác. Do tính chất nguy hiểm và nguy cơ gây hại nghiêm trọng của RSBH đối với sản xuất sắn ở trong tỉnh nên việc triển khai sớm các biện pháp cụ thể để ngăn chặn sự lây lan gây hại của RSBH là hết sức cần thiết.
Mô hình canh tác mì xen canh trên đất đồi được chuyển giao cho nông dân huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) thông qua dự án khoa học - công nghệ giai đoạn 2013 - 2015 đã mang lại kết quả khả quan.
Hiện nay, những vườn tre trồng lấy măng trên Núi Cấm thuộc xã An Hảo huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang đang bước vào mùa thu hoạch rộ, cung cấp một sản lượng lớn măng tươi cho cả khu vực ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Theo định hướng, diện tích sản xuất lúa vụ thu đông năm 2015 của tỉnh Đồng Tháp là 100.000ha. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của ngành chức năng, đến giữa tháng 7, toàn tỉnh đã xuống giống được 120.000ha, bằng 120% kế hoạch, nhiều hơn so với diện tích xuống giống vụ thu đông cùng kỳ năm trước gần 24.000ha (tăng 25%).