Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Kỳ Đà Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Krông Pa (Gia Lai)

Nuôi Kỳ Đà Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Krông Pa (Gia Lai)
Ngày đăng: 29/05/2013

Nhằm đa dạng hóa các loại vật nuôi, năm 2012, Trạm Khuyến nông huyện Krông Pa (Gia Lai) triển khai mô hình nuôi kỳ đà thương phẩm hộ gia đình tại thị trấn Phú Túc. Mô hình được triển khai tại 3 hộ gia đình, với tổng kinh phí gần 292 triệu đồng, trong đó Nhà nước đầu tư 170 triệu đồng, vốn nông dân đối ứng gần 122 triệu đồng.

Mỗi hộ được cấp 60 kg kỳ đà giống (tương đương với 33 triệu đồng với tổng số khoảng 80 con giống), hỗ trợ 50% chi phí thức ăn và thú y, cũng như tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ dân. Sau 5 tháng triển khai thực hiện, kỳ đà sinh trưởng và phát triển rất tốt, ít bệnh tật, trọng lượng trung bình mỗi con đạt khoảng 3,5 kg. Với giá bán trung bình khoảng 350 ngàn đồng/kg, tổng doanh thu của mỗi hộ được khoảng 98 triệu đồng, sau khi trừ đi các loại chi phí thì thu được lợi nhuận khoảng 30 triệu đồng.

Ông Ksor Blăk-Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Krông Pa cho biết: Kỳ đà rất dễ nuôi, ít bệnh tật, lớn nhanh. Thức ăn cho kỳ đà được tận dụng từ nhiều nguồn phụ phẩm dư thừa ở địa phương. Trong khi đó, đầu ra tương đối ổn định, thương lái ở các tỉnh như Khánh Hòa, Phú Yên… đến tận nơi để đặt hàng với số lượng lớn.

Bà Phạm Thị Xuyến-tổ dân phố 6, thị trấn Phú Túc, dẫn chúng tôi tham quan trang trại nuôi kỳ đà rộng hơn 65 m2 của gia đình. Bà phấn khởi cho biết: Đây đã là năm thứ hai gia đình tôi triển khai nuôi kỳ đà. Năm 2011, tôi đầu tư làm chuồng trại để nuôi thử nghiệm 30 con kỳ đà, kết quả rất khả quan, xuất chuồng được khoảng 1,3 tạ với giá bán tại thời điểm đó khoảng trên 400 ngàn đồng/kg, sau khi trừ đi các chi phí lợi nhuận mà gia đình thu về được trên 20 triệu đồng.

Phấn khởi với những thành công bước đầu, năm 2012 bà tiếp tục đầu tư mở rộng thêm chuồng trại, thả nuôi hơn 1,6 tạ giống (trong đó 60 kg giống thuộc mô hình) đến thời điểm này gia đình bà đã xuất bán được đợt đầu khoảng 1 tạ kỳ đà thương phẩm với giá bán trung bình khoảng 350 ngàn đồng/kg. Số còn lại khoảng trên 70 con hiện tại vẫn đang sinh trưởng và phát triển tốt, mỗi con đạt trọng lượng khoảng 2,5 - 3 kg. Mặc dù giá kỳ đà năm nay thấp hơn những năm trước nhưng lợi nhuận thu được vẫn cao hơn nhiều so với đầu tư trồng mì, thuốc lá hay lúa.

Bà Xuyến cho biết thêm: Do giá con giống hiện nay trên thị trường khá đắt đỏ (550 ngàn đồng/kg), vì vậy tôi dự định sẽ đầu tư nuôi thử nghiệm kỳ đà sinh sản, nếu thành công thì hiệu quả sẽ rất cao.


Có thể bạn quan tâm

Cẩm Khê Nhân Rộng Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Lên Gần 770ha Cẩm Khê Nhân Rộng Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Lên Gần 770ha

Phát huy hiệu quả mô hình cánh đồng mẫu lớn từ những vụ sản xuất trước, vụ xuân năm nay huyện Cẩm Khê chỉ đạo nhân rộng cánh đồng sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, ba cùng: Cùng trà, cùng giống, cùng áp dụng biện pháp kỹ thuật ở 12 xã, thị trấn với tổng diện tích thực hiện là 768ha.

11/02/2015
Điện Phong Công Bố Xã Đạt Chuẩn Nông Thôn Mới Điện Phong Công Bố Xã Đạt Chuẩn Nông Thôn Mới

Sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Điện Phong đã huy động hơn 54 tỷ đồng tập trung bê tông hóa 54km đường giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, kiên cố hóa 11km kênh mương thủy lợi cùng nhiều công trình phúc lợi xã hội khác.

11/02/2015
Giàu Nhờ Cây Chuối Giàu Nhờ Cây Chuối

Cuối tuần rồi, lên xã Tam Dân thuộc huyện Phú Ninh dự tiệc mừng nhà mới của đứa bạn thời sinh viên, Tư tôi thấy vợ chồng anh Sáu Ngọc Tú cùng mấy người làm công đang thu hoạch vườn chuối mốc. Gia đình anh Sáu có 1 sào đất vườn, hàng chục năm nay quanh đi quẩn lại họ cũng chỉ biết trồng sắn. Tuy nhiên, do năng suất củ sắn tươi đạt không cao, giá bán sản phẩm lại quá thấp nên vụ nào loại cây trồng này cũng cho mức lãi ròng rất ít, thậm chí có mùa thâm luôn cả vốn.

11/02/2015
Nhiều Cơ Chế Khuyến Khích Phát Triển Tiêu Tiên Phước Nhiều Cơ Chế Khuyến Khích Phát Triển Tiêu Tiên Phước

Trước thực trạng dịch bệnh hoành hành trên những vườn tiêu Tiên Phước và sự khan hiếm nguồn giống gốc sạch bệnh, thời gian qua, đã có nhiều đề tài, mô hình, dự án nghiên cứu nhằm phục hồi và phát triển loài cây bản địa này. Giai đoạn 2012 - 2013, Trạm Bảo vệ thực vật huyện cũng đã tiến hành một số mô hình liên quan tới phục hồi và phát triển giống tiêu bản địa.

11/02/2015
Vướng Mắc Trong Hỗ Trợ Chăn Nuôi Vướng Mắc Trong Hỗ Trợ Chăn Nuôi

Ngày 21.12.2012, UBND tỉnh ban hành Quyết định Số 35/2012/QĐ-UBND quy định thực hiện “Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2015” (gọi tắt là Cơ chế 35). Sau 2 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

11/02/2015