Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Trên Nền Đệm Lót Sinh Học
Mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học được triển khai từ tháng 9 đến tháng 12-2014 tại xã Lực Hành (Yên Sơn - Tuyên Quang). Các hộ tham gia mô hình phải đảm bảo các tiêu chí như diện tích chuồng nuôi trên 20 m2, có lao động để chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn, có vốn đối ứng khi tham gia mô hình, có kinh nghiệm trong chăn nuôi…
Gia đình bà Đinh Thị Quý, thôn Đồng Mán, là một trong số hộ được lựa chọn tham gia mô hình chia sẻ, đầu tháng 9-2014, gia đình bà được Trung tâm Khuyến nông tỉnh tập huấn hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ một phần kinh phí, bà Quý nuôi 9 con lợn trên nền đệm lót sinh học với diện tích 20 m2. Lúc đầu, bình quân mỗi con lợn giống có trọng lượng 8 kg, sau hơn 4 tháng nuôi dưỡng tăng lên 60 đến 65 kg.
Bà Quý phấn khởi cho biết, nuôi trên chuồng đệm lót sinh học tôi thấy lợn không bị tiêu chảy nên phát triển rất nhanh, giảm được một nửa công chăm sóc so với nuôi trên nền láng xi măng, trong thời gian tới gia đình sẽ mở rộng thêm chuồng và tăng thêm đàn.
Theo ông Nông Văn Hà, thôn Đồng Trò, nuôi lợn trên nền đệm lót giúp giảm được nhiều công dọn dẹp chuồng trại và tắm rửa cho lợn, lợn ít bị bệnh.
Lứa lợn này, ông bớt được 3 triệu đồng chi phí thuốc thú y và hơn 2 triệu đồng tiền điện bơm nước rửa chuồng và tắm cho lợn. Ở xã Lực Hành, các hộ tham gia mô hình cũng nhận xét, ngoài việc giảm được công lao động, giảm chi phí sử dụng thuốc thú y, còn giảm đáng kể mùi hôi do quá trình chăn nuôi, giảm được tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Ông Lê Hải Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học là phương pháp sử dụng chế phẩm BaLaSa N01 rắc lên trên nền chuồng lợn được phủ lớp trấu để tạo ra quần thể vi sinh vật sống xử lý chất thải vật nuôi, hạn chế mầm bệnh, kích thích quá trình tiêu hóa.
Nhờ thực hiện đúng quy trình nên các hộ dân tham gia mô hình chăn nuôi này tiết kiệm được 80% chi phí điện, nước do không phải tắm lợn, dội chuồng và giảm 60% công lao động so với trước đây. Ngoài ra, nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, không chỉ rút ngắn thời gian chăn nuôi, bảo đảm vệ sinh môi trường, sức khỏe cho người chăn nuôi và cộng đồng; còn nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển bền vững cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Vĩnh Quang (Thị xã) luôn đi đầu trong hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế gia đình, tăng cường củng cố xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
Phóng viên trao đổi với TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp (Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn).
Khoảng một tuần nay giá dừa ở Bến Tre và Trà Vinh đã tăng mạnh làm nhà vườn phấn khởi vì sau gần một năm giá luôn ở mức thấp. Cụ thể, giá dừa khô tăng 5.000 - 6.000 đồng/chục (12 trái), còn dừa tươi uống nước tăng 10.000 đồng/chục.
Cùng với việc sản lượng cà phê dự kiến sẽ giảm, Vicofa cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn đánh giá lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ giảm vào các tháng tới do lượng tồn kho ở mức thấp và các giao dịch chậm lại.
Hai tàu đánh bắt xa bờ ĐNa 90169 TS của ông Lê Văn Minh (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà - Đà Nẵng) và tàu ĐNa 90081TS của ông Đặng Phi (phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu) vừa được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng hỗ trợ hơn 40 triệu đồng/tàu để câu cá ngừ đại dương.