Đắk Nia Được Mùa Lúa Lai Vụ Hè Thu
Những ngày này, trên các cánh đồng lúa, đồng bào dân tộc thiểu số của xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) đang khẩn trương bước vào mùa thu hoạch lúa lai. Vụ này, bà con ở đây đã chú trọng đưa vào gieo cấy các loại giống lúa lai nên đã đem lại năng suất cao và chất lượng gạo thơm, ngon.
Tại cánh đồng lúa lớn của xã, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số được Trạm Khuyến nông thị xã Gia Nghĩa chọn làm điểm cho mô hình trồng lúa lai Hương ưu 3068 đã tập trung nhân lực, huy động máy móc, phương tiện để thu hoạch.
Ông K’Riêng ở bon Ting Wel Đơm, một trong số 10 hộ tham gia mô hình vui mừng cho biết: “Tôi đã trồng lúa hơn 40 năm rồi nhưng đây là lần đầu tiên được gieo cấy một giống lúa lai có năng suất cao đến như vậy. Với 3 sào, gia đình chỉ đầu tư hết 450.000 đồng tiền giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhưng gặt về được khoảng 2,3 tấn lúa, đạt năng suất trên 7 tạ/sào, trừ chi phí còn lãi trên 15 triệu đồng”.
Còn chị H’Ông cũng ở bon Ting Wel Đơm thì chia sẻ: "Trước khi triển khai mô hình, cán bộ khuyến nông tập huấn kỹ thuật gieo cấy lúa lai rất cụ thể như cách làm đất, xử lý hạt giống, hướng dẫn sạ, cấy đúng kỹ thuật và tôi đã áp dụng vào đồng ruộng của mình.
Trong quá trình chăm sóc lúa, cán bộ kỹ thuật của trạm kết hợp với cộng tác viên, khuyến nông viên cùng với gia đình thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình sinh trưởng của cây lúa để kịp thời xử lý sâu, bệnh. Tôi cũng như bà con ở đây giờ đã thay đổi về tập quán canh tác và sẽ trồng giống lúa này trong các vụ mùa tới”.
Bà Lê Thị Thơm, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông thị xã Gia Nghĩa cho biết: “Đơn vị đã triển khai xây dựng mô hình gieo cây lúa lai Hương ưu 3068 với tổng diện tích 2 ha cho 10 hộ đồng bào dân tộc thiểu số của xã Đắk Nia.
Nhìn chung, bà con đã tuân thủ theo đúng kỹ thuật. Giống lúa lai Hương ưu 3068 có thời gian sinh trưởng khoảng 115 ngày với những ưu điểm như chống đổ tốt, chống chịu sâu bệnh tốt, nhất là rầy nâu và bạc lá. Thân lúa phát triển khỏe, đẻ nhiều nhánh, bông dài và to nên cho năng suất cao, đạt từ 7-9 tấn/ha, cao hơn các giống lúa thuần khoảng gấp 2 lần”.
Trong vụ hè thu này, toàn xã Đắk Nia có 45 ha lúa được nông dân tập trung gieo cấy tại bon Ting Wel Đơm và 2 thôn là Đắk Tân, Nam Rạ. Đa số các hộ trồng lúa trên địa bàn xã đều là dân tộc Mạ, M’nông và các dân tộc thiểu số ở phía Bắc.
Bà Lê Thị Thủy, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Đắk Nia cho biết: “Vụ mùa này, xã có khoảng 50% diện tích được nông dân chọn trồng các giống lúa lai như Hương ưu 3068, PHB71, Nhị ưu 838... đều cho năng suất từ 7 - 8 tấn/ha.
Đa số các hộ dân gieo cấy lúa chủ yếu để cung cấp lương thực cho gia đình nên việc trồng lúa lai sẽ giúp cho họ đảm bảo lương thực tại chỗ và góp phần xóa đói, giảm nghèo. Trong các mùa vụ sau, địa phương sẽ khuyến kích đồng bào dân tộc thiểu số gieo cấy các giống lúa lai có năng suất, chất lượng cao trên toàn bộ diện tích đất trồng lúa của xã”.
Nguồn bài viết: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/dak-nia-duoc-mua-lua-lai-vu-he-thu-35552.html
Có thể bạn quan tâm
Ngoài ra, Ecuador xác nhận Nghị viện Châu Âu đã thông qua kéo dài cơ chế ưu đãi thuế quan cho các sản phẩm XK của Ecuador sang EU thêm 2 năm nữa. Hiệp hội các nhà XK Ecuador hoan nghênh gia hạn ưu đãi thuế quan của EU và cho biết nhờ đó có thể chấm dứt thiệt hại khoảng 70 triệu USD tiền thuế mỗi tháng.
Năm qua, tình hình sản xuất mặt hàng này vẫn giữ vững mức tăng trưởng. Sản lượng bánh phồng tôm ước đạt trên 12 ngàn tấn (trong đó, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang chiếm 46,71%, Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi chiếm 49%), tăng 16,34% so với năm 2013, đạt 114,57% so với kế hoạch.
Không riêng gì gia đình anh Trạng, rất nhiều bà con trong vùng có nguồn thu nhập cao nhờ nuôi sò. Có hộ nuôi thành công nhiều năm nay và được bà con địa phương đặt cho cái biệt danh thật thân thương gắn liền với con sò. Ông Tám "sò" (ông Nguyễn Văn Tám, một trong những người nuôi sò đầu tiên ở Cái Nước) đã xây được nhà cửa khang trang. Cũng nhờ nuôi sò, ông mua thêm được 5 công đất.
Huyện đã triển khai thực hiện hàng loạt các quy hoạch liên quan như: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản huyện Đầm Hà đến năm 2020, định hướng 2030; quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch chi tiết khu nuôi trồng thuỷ sản bãi triều xã Tân Bình; quy hoạch vùng nuôi thuỷ sản an toàn…
Tết năm nay trên quê hương Năm Căn (Cà Mau) sẽ có nhiều đổi mới. Dọc theo những con đường bê-tông về các xã, đi vào từng ấp, hai bên đường cây ăn trái được trồng xen canh. Đây là chủ trương của huyện vận động Nhân dân tận dụng đất trống vườn nhà trồng rau màu, cây ăn trái. Phía sau những vườn cây, rau màu là những đầm tôm, rừng đước mênh mông.