Xuất Khẩu Tôm Sẽ Đem Về 3,8 Tỷ USD

Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP): 9 tháng năm 2014, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt gần 2,94 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ. Đến cuối năm, dự báo xuất khẩu tôm sẽ đạt mức 3,8 tỷ USD.
Hiện, Việt Nam là nước dẫn đầu về cung cấp tôm chế biến đông lạnh cho Mỹ. Đặc biệt, năm nay sản lượng tôm thẻ chân trắng xuất khẩu tăng mạnh là do sản lượng tôm xuất khẩu của Thái Lan và Trung Quốc giảm. Mặt khác, nhiều thị trường trên thế giới chuyển sang nhập khẩu tôm thẻ chân trắng đã tạo cơ hội cho tôm thẻ Việt Nam tăng mạnh thị phần tại các thị trường truyền thống cũng như thị trường khó tính.
Trong tương lai, các thị trường trọng điểm như: Nhật Bản, Mỹ, EU... tôm thẻ chân trắng chiếm tỷ trọng ngày lớn. 9 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng sang Mỹ đạt 609,7 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ; tôm sú đạt 199,3 triệu USD, tăng 19,3%.
Thị trường Nhật Bản đứng thứ hai với sản lượng nhập khẩu chiếm 18% và cũng đã phục hồi mạnh sau khi vượt qua rào cản kháng sinh trong quý II/2014. Xuất khẩu tôm sang EU tiếp tục tăng mạnh, chiếm 16,9% sản lượng và là thị trường có mức tăng trưởng cao nhất trong nhóm 5 thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam. Ngoài ra, thị trường khác như: Đức, Hàn Quốc, Australia cũng tăng rất khả quan.
Với tình hình thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam thuận lợi như hiện nay thì dự báo đến cuối năm 2014 tổng giá trị xuất khẩu sẽ đạt mức 3,8 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2013 và cao kỷ lục từ trước tới nay.
Theo nhận định của VASEP, xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ hiện gặp không ít khó khăn. Từ ngày 19/9/2014 đến nay, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố mức thuế chống bán phá giá con tôm Việt Nam vào Hoa Kỳ cho đợt xem xét hành chính từ ngày 1/2012 đến 31/1/2013 có mức thuế 6,37%, cao nhất từ trước đến nay.
Vì vậy, xuất khẩu tôm vào thị trường này sẽ giảm và mức thuế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xuất khẩu tôm vào Mỹ trong quý IV/2014. Ngoài ra, rào cản kháng sinh tiếp tục là trở ngại cho xuất khẩu tôm vào Nhật Bản trong những tháng còn lại và cho cả năm năm 2015. Yếu tố cạnh tranh từ Indonesia, Ấn Độ và Ecuador do sản lượng tôm của các nước này trong năm nay dự kiến tăng mạnh so với 2013.
Ông Trương Đình Hoè nhận định: “Giá tôm nguyên liệu duy trì ở mức cao như hiện nay là do trên thị trường thế giới thiếu nguồn cung, nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh… Trong đó, năm nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng lên mức 93.316 ha và sản lượng nuôi đạt trên 400.000 tấn đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu”.
Nguồn bài viết: http://baocongthuong.com.vn/xuat-nhap-khau/71914/xuat-khau-tom-se-dem-ve-3-8-ty-usd.htm#.VGF7S40cTDc
Có thể bạn quan tâm

Từ khi hiện diện tại khu vực Tây Nguyên cho đến nay, chưa bao giờ giá hồ tiêu lại cao như niên vụ thu hoạch 2012. Nhiều nông hộ ở các vùng trọng điểm hồ tiêu tại các tỉnh Gia Lai, Đắc Nông, Đắc Lắc đã vụt trở thành tỷ phú chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, đi liền với việc đổi đời mau chóng này là tình trạng phá rừng, phá vườn cà phê để mở rộng diện tích hồ tiêu.

Tới thăm anh Mã Văn Bật ở xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), chúng tôi ấn tượng trước cơ ngơi khang trang của gia đình anh- thành quả của những tháng ngày miệt mài lao động sản xuất của vợ chồng anh.

Từ ngày 4 đến ngày 10.2, Hội ND huyện Tuy Phước phối hợp với Trạm BVTV huyện tổ chức tập huấn phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa vụ đông xuân 2011-2012 cho cho 450 hội viên ND các xã có diện tích lúa bị bệnh đạo ôn và cách phòng trừ diệt chuột bằng phương pháp truyền thống, thuốc sinh học và phát tờ rơi hướng dẫn cách phòng trừ.

Mặc dù đã huy động mọi nguồn lực, song việc xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Hòa Bình vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Chương trình xây dựng NTM của Hòa Bình chưa có nhiều bứt phá như mong đợi.

Thông tin về chất cấm Trifluralin trong cá điêu hồng đã được giới truyền thông đưa tin lại một cách đầy đủ để tránh thiệt hại cho nông dân. Song gần một tháng trôi qua, giá cá điêu hồng trong tỉnh vẫn không tăng, đầu ra khó khăn hơn.