Tiền Giang Kêu Gọi Đầu Tư Vào 5 Dự Án Nông Nghiệp, Nông Thôn

Tại Hội nghị Xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL trong khuôn khổ MDEC - Sóc Trăng 2014, tỉnh Tiền Giang kêu gọi đầu tư vào 5 dự án nông nghiệp, nông thôn với số tiền 1.000 tỷ đồng.
Theo đó, Dự án 1: Các nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm, hàng nông sản tại xã Thanh Hòa và Long Khánh (thị xã Cai Lậy), với tổng diện tích 50 ha, vốn đầu tư 300 tỷ đồng để chế biến các sản phẩm từ gạo, rau màu, trái cây các loại.
Dự án 2: Chăn nuôi tập trung quy mô công nghiệp tại xã Thạnh Hòa (huyện Tân Phước), tổng diện tích 200 ha, sản lượng dự kiến 146,7 ngàn tấn, vốn đầu tư 100 tỷ đồng nhằm mục tiêu cải tiến, nâng cao chất lượng giống vật nuôi, tạo ra những giống mới năng suất, giá trị kinh tế cao, thích hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu Việt Nam; tạo ra sản phẩm đồng nhất, tránh gây ô nhiễm môi trường, dễ kiểm soát trong chăn nuôi.
Dự án 3: Cảng cá Vàm Láng kết hợp trú bão, xã Kiểng Phước (huyện Gò Công Đông), diện tích 14 ha, tổng vốn đầu tư 265 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án là tiếp nhận, sơ chế, bảo quản và phân phối các sản phẩm thủy sản đánh bắt, cung ứng các dịch vụ hậu cần nghề cá cho tàu thuyền đánh bắt; tạo điều kiện cho tàu thuyền đánh bắt trong khu vực vào neo đậu tránh trú bão.
Dự án 4: Các nhà máy chế biến hàng nông, thủy sản tại xã Bình Tân (huyện Gò Công Tây), tổng diện tích 30 ha, vốn đầu tư 200 tỷ đồng để chế biến các sản phẩm từ gạo, rau màu, vật nuôi cho xuất khẩu; chế biến sản phẩm từ dừa, trái cây các loại; chế biến các sản phẩm từ thủy sản nuôi trồng.
Dự án 5: Nhà máy chế biến súc sản xuất khẩu, xã Bình Ninh (huyện Chợ Gạo) với diện tích 2 ha, tổng vốn đầu tư 135 tỷ đồng nhằm cung cấp các sản phẩm súc sản phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, giải quyết đầu ra cho chăn nuôi.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201411/tien-giang-keu-goi-dau-tu-vao-5-du-an-nong-nghiep-nong-thon-556700/
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên tôm nuôi, việc phòng, chống dịch bệnh cũng như bảo vệ môi trường vùng nuôi là vấn đề bức xúc nhất hiện nay. Trong đó, thực hiện "ba không" (không giấu bệnh, không xả thải nước ao khi chưa được xử lý và không xả thải xác tôm chết do nhiễm bệnh ra môi trường) là giải pháp tốt nhất mà người nuôi tôm cần tuân thủ.

Trong suốt 15 năm, ông Armando A.León mơ ước có một phương pháp nuôi tôm mới, thật sự thân thiện với môi trường, chi phí sản xuất thấp hơn và năng suất cao hơn so với phương pháp nuôi tôm bán thâm canh truyền thống.

Ao nuôi cá lóc bông có diện tích từ 500 m2 trở lên, độ sâu từ 1,5 - 2 m, bờ ao phải cao và chắc chắn. Cống thoát nước có khẩu độ lớn để thoát nước dễ dàng. Trước khi thả nuôi cá, ao được tát cạn, vét bùn đáy, tu sửa chổ sạt lở, lấp hết lỗ mọi quanh ao. Rải vôi đáy ao từ 10 – 15 kg/100 m2 ao, phơi đáy 2 – 3 ngày rồi cấp nước vào ao.

Tôm rằn (Penaeus semisulcatus) là loài tôm có kích thước lớn, thích ứng với nhiệt độ cao, độ mặn cao, ăn tạp, có giá trị kinh tế như tôm sú cùng cỡ và là một trong số 110 loài thuộc họ tôm he (Penaeidae) (theo FAO).

Chất lượng cá giống là một yếu tố quyết định trong chăn nuôi thủy sản song lại chưa nhận được sự quan tâm và quản lý đúng mức.