Cá Đồng Ra Sông, Ngư Dân Đánh Bắt Thủy Sản Vùng Lũ Đầu Nguồn Tân Châu Có Thêm Thu Nhập Cao Ở Lúc Cuối Lũ

Hàng năm khi đến thời điểm con nước rằm tháng 9, tháng 10 (Âm lịch), nước lũ thượng nguồn sông Mê Kong bắt rút nhanh, cũng chính là thời điểm cá từ đồng tìm đường theo kênh, rạch để ra sông.
Theo chị Nguyễn Thị Hà, thương lái thu mua cá tại chợ ấp 5 – xã Vĩnh Xương (TX. Tân Châu) cho biết: lượng cá đồng năm nay ít hơn nhiều so với năm trước, tuy nhiên những ngày gần đây, do lũ rút nhanh nên cá đồng cũng đã xuất hiện nhiều tại chợ so với đầu mùa lũ, chủ yếu như: cá linh, cá mè vinh, cá rô, cá chốt giấy,… nên sản lượng đánh bắt thủy sản của ngư dân cũng bắt đầu tăng.
Hiện tại, giá cá tại các chợ trên địa bàn xã Vĩnh Xương như: cá chốt giấy, cá rô đồng có giá từ 60.000 – 80.000đ, cá Mè Vinh có giá từ 50.000đ – 60.000đ. Nhờ vậy, mà các hộ làm nghề đánh bắt thủy sản cũng có thêm thu nhập cao ở lúc cuối lũ, bình quân mỗi ngày các hộ này, có thu nhập từ 150.000đ trở lên, qua đó góp phần năng cao đời sống của người dân vùng lũ đầu nguồn Tân Châu hiện nay.
Nguồn bài viết gốc: http://www.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3jPoBBLczdTEwODUBMXA0eLICNfLws34yAjE_2CbEdFAL-nBKI!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content/agportal/sa-tin-tuc/3536ca80461d5e9ea74cff65783547f1
Có thể bạn quan tâm

Người dân tại vùng đệm Vườn quốc gia Bạch Mã đã được chuyển giao kỹ thuật xây mô hình sản xuất nông sản bằng phân hữu cơ vi sinh.

Các loại rau quả gồm húng quế, ớt ngọt, cần tây, mướp đắng, mùi tàu vẫn tạm ngừng cấp phép xuất khẩu sang EU để kiểm soát tốt hơn công tác kiểm dịch.

Chỉ với 3 ha đất vườn, bình quân mỗi năm gia đình ông Vành Trọng Loan, tổ dân phố 2, thị trấn Quảng Phú (Cư M’gar - Đắk Lắk) thu về hơn 300 triệu đồng nhờ trồng sầu riêng xen tiêu và cà phê.

Gần một tuần nay, dọc sông Bồ, đoạn chảy qua địa phận 2 thôn Phước Yên và La Vân Thượng xảy ra tình trạng cá nuôi lồng chết trắng nổi trên sông một cách bất thường, gây lo lắng cho bà con nông dân.

Tuổi đời vườn tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên cũng như khu vực Đông Nam Bộ đã giảm từ 20 – 25 năm xuống còn 10 – 12 năm do ảnh hưởng của bệnh dịch, thuốc kích thích và tình trạng bón nhiều phân đạm của nông dân trong thời gian qua.