Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả kinh tế từ trồng cây đu đủ ở Hưng Yên

Hiệu quả kinh tế từ trồng cây đu đủ ở Hưng Yên
Ngày đăng: 01/11/2015

Những năm gần đây, cây đu đủ được nông dân đưa về trồng chuyên canh hoặc xen canh trên những vùng đất chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng các loại cây ăn quả ở các huyện như Văn Giang, Khoái Châu, Ân Thi, Phù Cừ…

Nông dân chủ yếu trồng giống đu đủ Thái Lan, Đài Loan, là những giống đu đủ lai, dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, cho năng suất cao, mã đẹp, quả to, ngọt.

Mỗi sào ruộng có thể trồng từ 150 – 180 cây đu đủ nếu trồng chuyên canh và từ 70 – 100 cây nếu trồng xen canh.

Thông thường hàng năm cứ vào tháng 11, 12 âm lịch nông dân bắt đầu xuống giống cây đu đủ, sau 5 – 7 tháng thì cây bắt đầu cho thu hoạch và có thể cho thu liên tục trong 4 – 6 tháng.

Trung bình, mỗi cây đu đủ có thể cho thu hoạch từ 40 - 50kg quả, như vậy 1 sào trồng đu đủ có thể cho năng suất từ 4 – 9 tấn quả.

Hiện nay, đầu ra cho quả đu đủ đang rất thuận lợi, nông dân thu hoạch đến đâu có thương lái trong và ngoài tỉnh về tận ruộng mua hết đến đấy.

Mỗi sào trồng đu đủ có thể mang lại cho nông dân thu nhập từ 20 – 40 triệu đồng, sau khi trừ mọi chi phí cho lợi nhuận từ 15 – 25 triệu đồng/sào.


Ruộng đu đủ của gia đình chị Phùng Thị Sớm, xã Tiền Phong (Ân Thi) cho hiệu quả kinh tế cao.

Những năm gần đây, phong trào chuyển đổi cây trồng ở xã Phan Sào Nam (Phù Cừ) phát triển mạnh.

Khoảng 2 năm trở lại đây, cây đu đủ được người dân đưa về trồng chuyên canh hoặc xen canh với những loại cây rau màu, cây ăn quả.

Đến nay, cả xã có trên 55 mẫu trồng đu đủ, trong đó một nửa là diện tích trồng chuyên canh.

Ông Nguyễn Hữu Long, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Mặc dù mới được đưa về trồng khoảng 2 năm trở lại đây, nhưng mỗi năm, cây đu đủ đã mang lại nguồn thu trên 5,5 tỷ đồng cho nông dân trong xã”.

Chị Đoàn Thị Dinh ở thôn Phố Mãn, xã Phan Sào Nam cho biết: “Năm 2014, gia đình tôi chuyển đổi 8 mẫu ruộng cấy lúa cho hiệu quả kém sang trồng cây đu đủ giống Đài Loan.

Năm đầu tiên trồng, cây đu đủ cho năng suất cao, quả ngọt, mã đẹp, được thị trường ưa chuộng, gia đình tôi thu lãi trên 300 triệu đồng, ngoài ra tôi còn trồng thêm cây bí ngô ở dưới cho thu nhập trên 100 triệu đồng.

Năm nay, gia đình tôi tiếp tục trồng trên 3.000 cây đu đủ…”.

Những năm gần đây, một số hộ dân xã Tiền Phong (Ân Thi) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất cấy lúa cho hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây ăn quả lâu năm như: nhãn, bưởi, táo, ổi… Tuy nhiên, cây ăn quả phải trồng từ 3 – 5 năm mới bắt đầu cho thu hoạch nên từ năm 2013, nông dân bắt đầu trồng xen canh cây đu đủ nhằm mục đích “lấy ngắn nuôi dài”, để tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác.

Không những vậy, việc trồng xen canh các loại cây còn giúp nông dân tận dụng được nguồn nước tưới, phân bón, tiết kiệm được chi phí...

Hiện nay, xã Tiền Phong có trên 30 hộ dân trồng đu đủ với diện tích khoảng 40 mẫu, trong đó có khoảng 20 mẫu trồng xen canh với các loại cây trồng khác và 20 mẫu trồng chuyên canh cây đu đủ.

Chị Phùng Thị Sớm ở thôn Bình Lăng, xã Tiền Phong cho biết: “Gia đình tôi có 3,5 sào ruộng trồng đu đủ xen canh với các loại cây rau màu như bí xanh, bí đỏ, dưa lê.

Tôi xuống giống đu đủ vào tháng 12 âm lịch năm trước, khi chăm bón cho đu đủ thì các loại cây rau màu ở dưới cũng được chăm bón nên tận dụng được nước tưới, phân, đạm.

Nếu trồng riêng rau, màu, mỗi sào chỉ cho lãi từ 6 - 7 triệu đồng, trồng xen hai loại cây, tổng lãi thu được trên 20 triệu đồng/sào”.

Anh Nguyễn Văn Tráng, Trưởng Phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Những năm gần đây, cây đu đủ đang được nông dân các địa phương mở rộng diện tích bởi đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, bà con cần lưu ý: đất trồng cây đu đủ phải cao ráo, dễ thoát nước; không nên trồng mật độ quá dày, khi cây nuôi quả cần bón đủ kali để tăng chất lượng, đu đủ ngọt, giòn...

Đặc biệt, bà con cần lưu ý, loại cây này thường có bệnh đốm virut, do đó người dân nên trồng 1 vụ đu đủ, sau đó phá bỏ, trồng luân canh loại cây khác rồi năm sau lại trồng đu đủ thì mới cho năng suất cao”.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Nhờ Cần Cù, Tiết Kiệm Làm Giàu Nhờ Cần Cù, Tiết Kiệm

Với tính cần cù, chịu khó, tinh thần say mê lao động, sau khi xuất ngũ vào năm 1980, ông Ngô Văn Chúa (ấp Tân Thới A, xã Tạ An Khương Đông) về quê bắt tay vào đa canh trên 2 ha đất do cha mẹ cho. 14 năm làm ruộng, 18 năm nuôi tôm, ông luôn là người thực hiện tốt phương châm “tích tiểu thành đa”.

24/06/2013
Thu Nhập Cao Từ Ổi Ruột Trắng Thu Nhập Cao Từ Ổi Ruột Trắng

Xã Phú Xuân (huyện Tân Phú - Đồng Nai) là nơi có nhiều diện tích đất đồi trồng cây ăn quả. Trong đó, ông Lâm Toàn Sơn ở ấp 1 là người đầu tiên đưa giống ổi ruột trắng Thái Lan về trồng trên vùng đất này. Với hơn 1,2 hécta đất vườn trũng, mỗi năm ông thu nhập hàng trăm triệu đồng từ vườn ổi giống mới này.

11/03/2013
Năng Động Vươn Lên Làm Giàu Năng Động Vươn Lên Làm Giàu

Những năm qua, nông dân huyện Phú Tân đẩy mạnh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

24/06/2013
Nhiều Hộ Dân Nuôi Cá Sấu Tự Phát, Không An Toàn Nhiều Hộ Dân Nuôi Cá Sấu Tự Phát, Không An Toàn

Qua kiểm tra thực tế tại các hộ dân nuôi cá sấu ở tỉnh Cà Mau cho thấy, đa số những hộ nuôi quy mô nhỏ, chuồng trại đều không bảo đảm an toàn. Phần lớn diện tích chỉ từ 8 - 12m2 nhưng số lượng nuôi từ 10-20 con cá sấu, mật độ như quá dầy, hạn chế sự phát triển của cá.

24/06/2013
Thật Hư Về Tác Hại Của Ethoxyquin Thật Hư Về Tác Hại Của Ethoxyquin

Vào cuối những năm 1950, ethoxyquin (tên thương mại là santoquin, santoflex, EQ) đã được cho phép dùng làm phụ gia thực phẩm để bảo quản (E324) chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự phân hủy của một số vitamin, ngăn chặn sự phân hóa các chất béo và các hợp chất liên quan, đồng thời ngăn peroxide hình thành trong các loại thức ăn chăn nuôi

15/03/2013