Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Khoai Tây Vụ Đông

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Khoai Tây Vụ Đông
Ngày đăng: 22/01/2014

Vài năm gần đây, cây khoai tây đã trở thành cây trồng chủ lực trong sản xuất vụ đông, mang lại nguồn thu nhập cao nhất trong năm đối với nông dân xã Quỳnh Nguyên (Quỳnh Phụ - Thái Bình). Những ngày cuối năm, thời tiết ấm dần lên, trên khắp các cánh đồng Phương Quả Ðông, Phương Quả Nam… bà con nông dân đang hối hả thu hoạch khoai tây.

Khoai tây là giống cây trồng thuộc nhóm ưa lạnh nên có nhiều lợi thế trong sản xuất vụ đông; với thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ khoảng 90 ngày là có thể cho thu hoạch, lại dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, phù hợp với nhiều loại đất nên được nhiều nông dân Quỳnh Nguyên lựa chọn. Từ chỗ trồng vài héc ta đến nay, toàn xã đã trồng gần 80 ha trong tổng số trên 180 ha cây vụ đông và là địa phương có diện tích khoai tây lớn nhất huyện Quỳnh Phụ (chiếm gần 10% diện tích khoai tây của toàn huyện). Do ảnh hưởng của bão số 8 năm 2012 nên chất lượng khoai tây giống của bà con xã viên không bảo đảm, bị hư hỏng nhiều.

Vì vậy, để chủ động nguồn giống, ngay từ đầu vụ, HTX đã hợp đồng mua và cung ứng trên 9 tấn giống mới cho nông dân. Hơn nữa, nhằm hỗ trợ xã viên có điều kiện canh tác, mở rộng diện tích cây khoai tây, Ban chủ nhiệm HTX đã tiến hành cung cấp phân bón NPK trả chậm, phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện, các tổ chức đoàn thể tổ chức nhiều lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn tận tình cho bà con kỹ thuật trồng, chăm sóc khoai tây cũng như các loại cây vụ đông khác.

Mặc dù thời tiết năm nay không mấy thuận lợi, đầu vụ nắng ấm kéo dài, với nhiều đợt gió đông đúng vào thời gian ra hoa đậu củ, sương muối xuất hiện nhiều làm cây dễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây. Nhưng do có kinh nghiệm trồng và chăm sóc từ nhiều năm nay nên năng suất khoai tây ở Quỳnh Nguyên vẫn đạt cao, từ 5 - 6 tạ/sào, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa, tư thương xuống tận ruộng thu mua với giá từ 8.000 - 10.000 đồng/kg. Vì vậy, năm nay nông dân sẽ có một cái Tết trọn vẹn, đầm ấm và phấn khởi, bởi khoai tây vừa được mùa, được giá - Ông Ðoàn Văn Huân, Chủ nhiệm HTX chia sẻ.

Trên cánh đồng Phương Quả Nam, chúng tôi gặp vợ chồng chị Ðào Thị Huệ đang thu hoạch khoai tây, chị cho biết: “Ðã nhiều năm nay, vụ đông trở thành vụ sản xuất chính trong năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với 2 vụ lúa. Chúng tôi trồng hơn 5 sào vụ đông, trong đó 4 sào là khoai tây, còn hơn 1 sào trồng ớt. Giá ớt năm nay rất cao, lại được mùa nên gia đình tôi cũng có khoản thu nhập hơn 15 triệu đồng từ ớt.

Ðối với khoai tây, mặc dù giá trị kinh tế không cao bằng nhưng thời gian sinh trưởng ngắn, ít tốn công chăm sóc, sau khi trừ chi phí tiền giống, phân bón, thuốc sâu… cũng mang lại nguồn thu khoảng 15 triệu đồng cho gia đình. Với nguồn thu nhập này, không làm thì tiếc lắm. Ðấy là gia đình tôi bán tại ruộng, với giá đầu vụ 11.000 đồng/kg, hiện là 8.000 đồng/kg còn nhiều hộ có thời gian mang khoai tây lên Thành phố bán với giá cao hơn 2.000 - 3.000 đồng/kg thì thu nhập còn cao hơn nhiều”. Còn đối với bà Trần Thị Hòa năm nay đã gần 60 tuổi thì nguồn thu nhập chính của 2 vợ chồng bà chính là vụ đông, với cây trồng chủ lực là khoai tây.

Không chỉ trồng 2 sào ruộng của gia đình, bà còn mượn hơn 3 sào ruộng của con gái để trồng khoai tây. Bởi, 2 vợ chồng con gái bà đi làm ở công ty chỉ tranh thủ cấy được 2 vụ lúa. Theo bà Hòa thì trồng khoai tây không vất vả lắm, thời gian ngắn, lại dễ tiêu thụ, phù hợp với đồng đất Quỳnh Nguyên. Sau khi trừ chi phí, hơn 5 sào khoai tây, với năng suất trung bình khoảng 5 tạ/sào cũng mang lại nguồn thu hơn 15 triệu đồng cho gia đình.

Ðến thời điểm này, cơ bản diện tích cây vụ đông đã được bà con nông dân xã Quỳnh Nguyên thu hoạch xong, nhiều khoảng ruộng trống đã được cày lật, phơi đất. Ai cũng bận mải, nhanh tay thu hoạch những diện tích vụ đông còn lại để kịp làm đất gieo cấy vụ lúa xuân. Với niềm vui được mùa, được giá, những người nông dân quanh năm gắn với đồng ruộng đã ấm lòng hơn khi Tết Nguyên đán Giáp Ngọ đang cận kề.


Có thể bạn quan tâm

Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tế Làm 3 Vụ Lúa Ở ĐBSCL Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tế Làm 3 Vụ Lúa Ở ĐBSCL

Bước đầu qua điều tra tại một số huyện thuộc Hà Nội, Hà Tây cho thấy nông dân đã sử dụng 8 loại thuốc điều hòa sinh trưởng (thuốc trong danh mục gồm 7 loại, trong đó thuốc có chứa hoạt chất Gibberellic acid chiếm 70,9%; thuốc ngoài danh mục 1 loại).

16/07/2012
Cà Mau: Nuôi Cá Sấu Mắc Nợ Cà Mau: Nuôi Cá Sấu Mắc Nợ

Khoảng hai năm trở lại đây nhiều nông dân Cà Mau ồ ạt đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi cá sấu. Nhưng giấc mơ đổi đời đã thất bại, sau một thời gian nuôi, cá sấu bị chết hàng loạt hoặc tắc đầu ra khiến họ trắng tay.

20/03/2012
Kinh Nghiệm Trồng Chuối Theo GAP Của Philippines Kinh Nghiệm Trồng Chuối Theo GAP Của Philippines

Chuối là loại cây ăn trái quan trọng bậc nhất đối với Philippines về mặt sản lượng và diện tích. Do có giá trị dinh dưỡng và giá cả rẻ hơn so với xoài và khóm (dứa) nên chuối dễ tiêu thụ.

04/10/2012
Nuôi Hải Sản Với Ao Chắn Ven Biển Ở Bình Thuận Nuôi Hải Sản Với Ao Chắn Ven Biển Ở Bình Thuận

Mỗi khi mùa mưa bão về, các ngư dân huyện đảo Phú Quý phải “di dời” cá mú lồng bè tránh bão. Để đối phó, ngư dân Dương Thanh Phong – xã Long Hải (Bình Thuận) đã có ý tưởng xây ao chắn quanh bờ biển để nuôi trồng hải sản. Không những tiết kiệm đất đai và cho hiệu quả kinh tế cao, mô hình còn giúp ngư dân yên tâm vào mùa mưa bão.

03/06/2012
Hấp Dẫn Mô Hình Thanh Long Ruột Đỏ Hấp Dẫn Mô Hình Thanh Long Ruột Đỏ

Thanh Long ruột đỏ có mặt tại Việt Nam từ nhiều năm nay nhưng mới bắt đầu trồng quy mô ở các tỉnh: Bình Thuận, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh và một số ít ở TP Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long, vùng Bảy Núi tỉnh An Giang… bước đầu đã mang lại hiệu quả rất khích lệ. Giống cây ăn trái nầy còn có tên là thanh long Nữ Hoàng, tên khoa học là Hylocereus.

08/10/2012