Khuyến Nông Huyện Phú Tân Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Tra BMP Tại Xã Phú Hiệp

Thực hiện dự án phát triển ngành nghề sản xuất theo chương trình Xây dựng Nông thôn mới. Trạm Khuyến nông huyện Phú Tân (An Giang) vừa tổ chức hội thảo mô hình Nuôi cá tra BMP. Bà con nông dân được nghe báo cáo quy trình thực hiện mô hình Nuôi cá tra BMP và tham quan thực tế mô hình của nông dân Trần Hữu Nghĩa, ngụ ấp Hoà Lợi, xã Phú Hiệp.
Mô hình được thực hiện trong thời gian 02 tháng, từ 21/7/2014, trên diện tích ao nuôi cá là 3000 m2, với 03 triệu cá bột. Theo hạch toán kinh tế cho thấy, tổng chi phí cho mô hình là 57.600.000 đồng, với giá thành hiện nay 25.000 đồng/kg thì tổng sản lượng thu được là 70 triệu đồng, thu được lãi suất là 12.400.000 đồng.
Qua hội thảo, giúp bà con nông dân nâng cao kiến thức, kinh nghiệm trong việc nuôi cá, cách uơng giống - chăm sóc cá, phòng tránh được các loại bệnh thường gặp, góp phần thực hiện có hiệu quả, đạt chất lượng cao; từng bước nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần phát triển Kinh tế - xã hội địa phương.
Đây là mô hình dễ thực hiện, hạn chế việc thay nước, giảm chi phí về thời gian; cá ít bệnh, phù hợp với điều kiện nuôi của nông hộ; chủ động được trong phòng trị bệnh suốt thời kỳ; thức ăn cho cá là thức ăn công nghiệp nên dễ dàng chọn lựa phù hợp theo mùa vụ và sản xuất được với quy mô lớn; mang lại hiệu quả lãi xuất, tính thuyết phục cao, có thể nhân rộng cho mọi người xung quanh…
Tuy nhiên, vẫn còn gặp không ít khó khăn trong việc giá bán không ổn định, nông dân khó bán, cần đảm bảo đầu ra cho nông dân; chi phí thực hiện khá cao, nông dân cần được hỗ trợ vốn và mở nhiều lớp tập huấn cho nông dân tham gia, nâng cao kiến thức trong nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi bưởi hồ lô “cháy” hàng do lượng cung không đủ cầu thì một số nhà vườn ở miền Tây lại thất thu trầm trọng dưa hấu thỏi vàng, dưa hấu hồ lô...

Xã Phú Tân (mới chia ra từ xã Phú hữu), huyện Châu Thành, Hậu Giang, nằm cặp bờ Nam sông Hậu, cách trung tâm TP Cần Thơ khoảng 15km. Nơi đây là cái “nôi” của bưởi Năm Roi và nhiều loại cây ăn quả khác.

Ông Lê Quang Bé, xã Phú Thạnh, cho biết, để chuẩn bị cho mãng cầu xiêm vụ Tết này, hàng năm nông dân phải tập trung bón phân, phun thuốc dưỡng cây từ tháng 6 và sau đó khoảng 2 tháng, cây bắt đầu ra hoa và tiến hành thụ phấn nhân tạo để tỷ lệ đậu trái cao và chất lượng tốt hơn.

Trong những năm qua, kim ngạch XK rau quả tăng đều, liên tục. Đây là sự nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành, DN và bà con nông dân và sự đóng góp không nhỏ của khoa học kỹ thuật.

Cứ mỗi độ “xuân về tết đến”, nhiều loại nông sản thế mạnh, mang hương vị đặc trưng riêng của vùng đất Hậu Giang như quýt đường Long Trị, chanh không hạt, cam sành Ngã Bảy, khóm Cầu Đúc lại được người dân tất bật vun trồng để chuẩn bị cung ứng cho thị trường khắp trên cả nước. Và năm nay cũng vậy !