Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Tập Trung
Từ chỗ chỉ hơn 1.000 con với vài hộ nuôi vào thời gian đầu, đến nay trên địa bàn ấp Đồng Chèo, xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã có 11 trang trại nuôi heo với gần 20.000 con. Hiện nay, Đồng Chèo là điểm sáng về chăn nuôi của xã.
Với địa bàn rộng, dân cư thưa nên Đồng Chèo có điều kiện để xây dựng các trang trại heo lớn xa khu dân cư. Tìm hiểu chúng tôi được biết, các mô hình chăn nuôi heo tại ấp Đồng Chèo đã xuất hiện hơn 10 năm nay nhưng gần đây mới phát triển mạnh cả quy mô lẫn chất lượng.
Từ chỗ chỉ hơn 1.000 con với vài hộ nuôi vào thời gian đầu, đến nay trên địa bàn ấp đã có 11 trang trại heo với gần 20.000 con. Mô hình chăn nuôi heo ở đây chủ yếu là nuôi gia công nên các gia đình rất quan tâm đến yếu tố môi trường bằng việc ứng dụng xử lý chất thải bằng hầm Biogas.
Anh Nguyễn Quốc Chiến, hộ nuôi heo ở xã Đồng Chèo cho biết, trước đây người dân ở đây chăn nuôi heo chủ yếu là nhỏ lẻ, nuôi theo kiểu truyền thống nên heo thường bị dịch bệnh, hiệu quả kinh tếchưa cao.
Mấy năm gần đây huyện và xã có chủ trương quy hoạch ấp Đồng Chèo thành khu chăn nuôi tập trung, người chăn nuôi heo đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. Riêng gia đình anh có trên 700 con heo thịt; trung bình mỗi tháng sau khi trừ chi phí còn thu về trên 20 triệu đồng.
Theo anh Chiến, việc chăn nuôi heo theo hướng tập trung với hình thức gia công mang lại nhiều lợi ích cho người chăn nuôi và theo đúng lộ trình hạn chếchăn nuôi nhỏ lẻ của tỉnh. Với chăn nuôi gia công, yếu tố về giống, thức ăn, thuốc men, kỹ thuật được đơn vị cung cấp giống bảo đảm đầy đủ.
Người nuôi chỉ phải bỏ chi phí đầu tư chuồng trại và công chăm sóc. Đầu ra sản phẩm cũng được đơn vị cung cấp giống bao tiêu, vì vậy nguồn thu từ chăn nuôi heo theo mô hình này ổn định, lâu dài.
Ông Lê Minh Thành, một trong những hộ có số lượng heo nhiều nhất ấp Đồng Chèo cho biết, ông đã chăn nuôi heo ở đây trên 10 năm.
Dù có những lúc thăng trầm nhưng ông chưa bao giờ nghĩ rằng có ngày mình sẽ từ bỏ nghề này. Khi có thông tin xã sẽ quy hoạch ấp Đồng Chèo thành khu chăn nuôi tập trung ông rất phấn khởi, vì giờ đây có thể an tâm để phát triển đàn heo.
Cũng như Chiến, ông Thành, hiện nay nhiều hộ chăn nuôi heo ở ấp Đồng Chèo đang nâng cấp mô hình nuôi heo của mình lên chăn nuôi trại lạnh. Đây là mô hình hiện đại vì trang trại bảo đảm an toàn dịch bệnh, môi trường. Theo anh Chiến, dự tính sang năm anh sẽ xây trại lạnh và phát triển đàn heo lên 2.500 con.
Ông Thành cũng đã có kếhoạch tăng đàn heo lên gấp đôi so với hiện nay trong năm tới. Khi môi trường chăn nuôi bảo đảm, số lượng đàn tăng lên, giá cả ổn định sẽ bảo đảm thu nhập cho người nuôi heo ở ấp Đồng Chèo tăng cao và ổn định.
Bên cạnh những thuận lợi, các gia đình nuôi heo ở ấp Đồng Chèo cũng gặp không ít khó khăn. Khó khăn trước hết là khu chăn nuôi tập trung còn phải sử dụng đường điện một pha; bên cạnh đó, đường dẫn vào ấp còn đất đỏ, khá lầy lội khi trời mưa.
Ông Trần Xuân Hòa, Trưởng ấp Đồng Chèo cho biết, từ khi chăn nuôi được hình thành cuộc sống của các hộ dân nuôi heo đã được nâng lên đáng kể và đang phát triển tốt. Không chỉ nuôi heo, nhiều hộ dân trong ấp còn nuôi gà và bò thịt với số lượng tương đối lớn.
Trong tình hình giá mủ cao su xuống thấp như hiện nay việc hình thành các mô hình chăn nuôi như vậy cần được khuyến khích, vì hầu hết mô hình nuôi heo tại đây đều làm xen canh với cây cao su. Do vậy, các cấp, các ngành cần quan tâm nâng cấp đường giao thông và hệ thống điện phù hợp để các hộ chăn nuôi phát triển theo hướng hiện đại.
Với chính sách khuyến khích phát triển, cùng với đà phát triển phù hợp, khu chăn nuôi tập trung heo ở ấp Đồng Chèo sẽ giúp nâng cao thu nhập cho các hộ chăn nuôi heo trong ấp, qua đó góp phần quan trọng nâng cao đời sống người dân trong xã Lai Uyên.
Có thể bạn quan tâm
Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đã góp phần giúp nông dân huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) hồi sinh nghề trồng dâu nuôi tằm.
Vụ đông được coi là vụ sản xuất đem lại nhiều thu nhập cho nông dân, và Bộ NNPTNT cũng đã chủ trương đưa vụ đông lên thành vụ sản xuất chính trong năm nay.
Triển khai từ năm 2013, đề án “Ngân hàng bò” của Hội Nông dân (ND) huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An nhanh chóng được nhân rộng, đỡ cho hàng chục hộ ND có vốn là con giống để phát triển chăn nuôi, từng bước thoát nghèo.
Đặt mục tiêu là kênh thông tin, hướng dẫn nông dân đến với các thương hiệu, sản phẩm có chất lượng, hướng tới nền nông nghiệp sạch, hữu cơ bền vững… “Festival Nông nghiệp 2015” thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan đến công viên Gia Định những ngày qua.
Dung dịch CO 2,4D (hóa chất rất độc hại) giúp tiêu diệt các vi sinh vật bám vào trái cây, từ đó giúp trái cây nhìn tươi ngon hơn, cứng hơn, bảo quản được rất lâu.