Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Bò Vỗ Béo Ở Phước Ninh (Ninh Thuận)

Đầu năm 2013, từ nguồn vốn Qũy hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân xã Phước Ninh (Thuận Nam, Ninh Thuận) đã triển khai Chương trình “Nuôi bò vỗ béo” cho nông dân thôn Thiện Đức. Sau hơn một năm thực hiện, mô hình đã mang lại nguồn thu nhập cao, góp phần ổn định cuộc sống cho nhiều hộ nông dân còn khó khăn.
Mô hình “Nuôi bò vỗ béo” tại thôn Thiện Đức được triển khai cho 15 hộ. Theo đó, mỗi hộ được vay 20 triệu đồng, với lãi suất thấp, để mua bò nuôi vỗ béo. Sau 24 tháng, chương trình sẽ thu hồi lại gốc cho vay ban đầu để tiếp tục cho các hộ khác vay. Tham gia mô hình này, các hộ nuôi được tập huấn kỹ thuật từ khâu chọn giống, chăm sóc, xây dựng chồng trại, vỗ béo, tiêm phòng dịch bệnh...
Các hộ tham gia mô hình đều rất phấn khởi vì bò phát triển rất nhanh, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế đáng mừng. Trung bình mỗi cặp bò con được mua ban đầu có giá từ 20- 25 triệu đồng, gần một năm nuôi vỗ béo, có thể bán với giá từ 50- 55 triệu đồng, lợi nhuận thu về được người dân quay vòng để tiếp tục nuôi bò mở rộng quy mô. Hiện tại, có hộ đã nâng tổng đàn bò vỗ béo của gia đình lên 5- 10 con.
Anh Võ Văn Chung, một hộ tham gia mô hình cho biết: Hai con bò của gia đình tôi ban đầu chỉ nặng khoảng 30 kg/con, sau 1 năm chăm sóc cẩn thận cộng thêm sự hỗ trợ của cán bộ thú y về kỹ thuật nuôi nên đến nay bò đã nặng hơn 80 kg/con. Ở đây nguồn thức ăn để nuôi vỗ béo bò khá phong phú và dễ tìm, ngoài rơm, rạ sẵn có sau mỗi vụ thu hoạch lúa, gia đình tôi còn trồng thêm cỏ voi kết hợp pha trộn một số loại thức ăn hỗn hợp để bò mau tăng trọng.
Có thể bạn quan tâm

Sau 1 tháng gà bị cầm chuồng, trong giai đoạn tăng trưởng này, mỗi ngày đàn gà 8.200 con “ngốn” mất 10 triệu đồng tiền thức ăn. Vị chi qua 1 tháng cầm chuồng, người nuôi đã mất thêm 300 triệu đồng tiền thức ăn.

Thời gian qua, mặc dù ngành chuyên môn đã tăng cường nhiều biện pháp phòng, chống nhưng tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn tiếp tục xảy ra trên địa bàn huyện Năm Căn (Cà Mau). Tác nhân gây hại chủ yếu là virus đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp.

Theo Sở NN&PTNT, đến nay, tổng diện tích thả nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh trong tỉnh Bến Tre là 882ha, diện tích bị thiệt hại là 143ha. Tôm chết giai đoạn từ 30-35 ngày tuổi, do bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, tập trung tại các xã: Định Trung, Đại Hòa Lộc và các địa phương nuôi ngoài vùng qui hoạch, như: Thới Lai, Phú Vang, Lộc Thuận (Bình Đại).

Thời gian qua dù cơ quan chức năng thành phố đã tăng cường kiểm tra xử lý, nhưng nhiều hộ chăn nuôi cá bè trên sông Cái (thuộc nhánh sông Đồng Nai) vẫn lén lút nhập nguồn thức ăn cho cá là nội tạng gia súc, gia cầm, trong đó có hàng trăm ký lòng gà, lòng vịt.

Năm 2014, TX Sông Cầu (Phú Yên) có chủ trương đa dạng hóa các vật nuôi thủy sản thân thiện với môi trường, phát triển nuôi trồng thủy sản trên cơ sở quản lý chặt chẽ quy hoạch các vùng nuôi. Tổ quản lý cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi ở TX Sông Cầu là một nhân tố quyết định đến sự thành công của vụ nuôi, đồng thời giúp ngư dân nuôi thủy sản bền vững.