Đồng Tâm Xây Dựng Nông Thôn Mới
Ngồi trò chuyện cùng tôi, ông Xưởng nguyên là Trưởng phòng Hành chính Nông Trường Yên Thế nhắc tới một câu chuyện gợi lại một thời khốn khó của Nông Trường mà cũng là khó khăn chung của cả đất nước. Nông Trường Yên Thế được thành lập ngày 3-1-1966, với tên gọi ban đầu là Nông Trường Quốc Doanh Yên Thế (tách ra từ Nông Trường Quốc Doanh Bố Hạ). Trải qua bao thăng trầm, tới ngày 6-11-2008 thì Nông Trường giải thể để thành lập xã Đồng Tâm. Để có cái tên Đồng Tâm là cả một sự trăn trở của bao người. Anh Dương Văn Thế, Chủ tịch UBND xã tâm sự cùng tôi: “Đảng ủy bàn bạc tìm được tên rồi còn tranh thủ xin ý kiến của các đảng viên lão thành, những cán bộ chủ chốt của Nông Trường nay đã về hưu.” Mọi người thống nhất với tên mới Đồng Tâm. Một cái tên gợi lên bao điều: Là ý chí quyết tâm của Đảng bộ với 200 đảng viên; là sự đồng lòng chung sức của cả một xã mới với 788 hộ và 2.651 nhân khẩu.
Còn nhớ trước khi thành lập xã (đầu năm 2008), trường phổ thông cơ sở (PTCS), trường mầm non thị trấn Nông Trường Yên Thế cơ sở vật chất loại thiếu thốn nhất huyện. Các cháu học trong những ngôi nhà cấp 4 được xây từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước tường lở, nhà dột trước, thủng sau. Vậy mà vẫn thiếu phòng học, vẫn phải đi học nhờ ở các nhà kho bỏ không. Nhưng sau ngày 6-11-2008, Đồng Tâm đã vươn mình trỗi dậy như một chàng trai tràn đầy sức sống, tràn đầy sinh lực và khát vọng. Với sự đầu tư hàng chục tỷ đồng, trường PTCS, trường mầm non, trạm xá xã, nghĩa trang liệt sỹ mang tên Đồng Tâm đã mọc lên san sát. Cô giáo Mạc Kim Quế hiệu trưởng trường mầm non, một hiệu trưởng nữ năng nổ nhiệt tình và có năng lực được Phòng Giáo dục và Đào tạo Yên Thế điều về phụ trách trường nói với tôi : “Trường của chúng em đã thu hút được cả các cháu ở các xã lân cận vào học rồi đấy nếu năm học 2010 - 2011 có 120 học sinh thì năm học 2011 - 2012 có 137 cháu theo học. Tôi biết cô hiệu trưởng Mạc Kim Quế năm 2010 đã đoạt giải nhất hội thi Cán bộ quản lý mầm non giỏi cấp tỉnh và được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang cử đi tham gia giao lưu cán bộ quản lý giỏi mầm non toàn quốc. Cô ít nói về mình, nhưng ở mái trường mầm non ấy luôn rộn rã tiếng hát, tiếng cười, gương mặt trẻ thơ bụ bẫm sáng ngời và niềm tin yêu của phụ huynh học sinh gửi gắm nơi cô đã nói lên tất cả. Trường mầm non, trường PTCS nhiều năm đạt tiên tiến, trường mầm non, trạm xá xã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, riêng trường mầm non được Phòng Giáo dục và Đào tạo Yên Thế chọn là đơn vị xây dựng chuẩn quốc gia mức độ 2. Cuối năm 2011, với vốn đầu tư 5,4 tỷ đồng, trụ sở UBND xã được xây dựng, dự kiến quý 1 năm 2012 được đưa vào sử dụng. “Điện, đường, trường, trạm” đã ổn định. Từ lúc cả thị trấn Nông Trường ngày xưa chưa có nổi một mét đường bê tông thì nay chỉ trong vòng 3 năm sau ngày xã Đồng Tâm ra đời, 6 trên 7 thôn đã được bê tông hóa. Con đường 1 km nối tỉnh lộ 292 vào trung tâm xã được nâng cấp từ 4m lên rộng trên 7m.
Giữa năm 2011, Đồng Tâm đã triển khai dự án năng lượng nông thôn RE2 trên địa bàn toàn xã với tổng kinh phí 8,4 tỷ đồng, cuối tháng 11, đã hoàn thành giai đoạn 1 lắp đặt cột xà sứ, chuẩn bị cho giai đoạn 2 lắp dây và bàn giao. Đi dọc con sông Sỏi chảy qua Đồng Tâm khoảng 5 km. Chúng tôi tới thăm gia đình anh Dương Phương Sáu ở thôn Tân Sỏi. Bên cạnh ao là một dãy chuồng lợn được phân ra ngăn nuôi lợn nái, lợn thịt. Mỗi năm gia đình anh cũng xuất chuồng từ 7 - 8 tấn lợn hơi và 10 tấn gà thịt và trong chuồng thường xuyên có từ 6 - 7 con bò. Phân, chất thải của gia súc, gia cầm gia đình anh dùng để bón cho cây, cây xanh tốt mà tiền đầu tư mua phân bón giảm đi. Một vinh dự cho anh Dương Phương Sáu là tháng 9/2006, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về công tác ở Yên Thế đã tới thăm gia đình anh, thăm hỏi, động viên, phát huy phẩm chất đạo đức, gương mẫu trong lối sống, mạnh dạn đầu tư chuyên sâu vào cây trồng vật nuôi để làm giàu cho gia đình và xã hội. Từ lời căn dặn của Phó Thủ tướng, anh đã mạnh dạn đầu tư vào nuôi gà, từ 300 - 400 con một lứa đến nay nâng lên 2.000 con một lứa, mỗi năm xuất chuồng 2 lần.
Anh chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi gà có hiệu quả phải đảm bảo 4 yếu tố: Con giống tốt; địa hình chăn thả thuận lợi; chuồng trại hợp vệ sinh; vệ sinh phòng bệnh đầy đủ và chăm sóc tốt. Về mùa hè, có thể cho gà uống thêm nước chè xanh để giải nhiệt, tẩy uế vườn chuồng bằng nước vôi loãng thay cho rắc vôi bột vì nước vôi ngấm xuống đất sẽ diệt cả mầm mống vi khuẩn gây bệnh, tẩy uế bằng vôi bột sẽ làm đất chai cứng: Hướng làm ăn mới đã mở ra, năm 2006 - 2007 mỗi năm gia đình thu lãi từ 180 - 190 triệu đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2008, gia đình anh thu lãi 127 triệu từ kinh tế VAC. Từ năm 2009 đến nay anh đã nâng lên 6.000 con gà một năm và xây thêm lò ấp trứng để chủ động con giống. Số hộ sản xuất giỏi của Đồng Tâm không ngừng phát triển chỉ tính riêng những hộ cho thu một năm (trừ chi phí sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt) năm 2011 từ 80 đến 150 triệu là 14 hộ.
Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có bước phát triển mạnh nhất là khi ngành chăn nuôi phát triển mạnh là điều kiện thuận lợi thúc đẩy các hoạt động thương mại và dịch vụ của các đại lý cung ứng thức ăn chăn nuôi, dịch vụ thuốc bảo vệ thực vật, thú y, ngành trồng trọt phát triển thúc đẩy dịch vụ sơ chế vải thiều, chè búp tươi, chế biến lâm sản như bóc và băm gỗ. Thôn Liên Cơ là một thôn của Đồng Tâm có 164 hộ thì 100% số hộ có các phương tiện nghe nhìn. Tháng 10/2011, xã Đồng Tâm được UBND huyện Yên Thế chọn xây dựng nông thôn mới thí điểm trong giai đoạn 2011-2015.
Đảng ủy xã Đồng Tâm đã biết phát huy trí tuệ của những đảng viên lão thành nguyên là lãnh đạo chủ chốt của Nông Trường ngày xưa qua các thời kỳ kết hợp với kiến thức khoa học của những đảng viên trẻ. Tất cả đã tạo thành sức mạnh góp phần xây dựng Đảng bộ 5 năm liền đạt trong sạch vững mạnh. Đảng bộ lãnh đạo mọi phong trào, các đoàn thể ban ngành ở nơi đây như: Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, đoàn thanh niên, mặt trận tổ quốc, công đoàn... đều đạt vững mạnh. Trong 19 tiêu chí của Nông thôn mới, năm 2011, Đồng Tâm đã hoàn thành 7, dự kiến năm 2012 phấn đấu hoàn thành 3 tiêu chí đó là tiêu chí về điện, trường học và nhà ở dân cư.
Những ngày đầu năm 2012, Đồng Tâm lại được đón nhận tin vui mới là UBND xã là đơn vị duy nhất của huyện được UBND tỉnh tặng cờ luân lưu đơn vị xuất sắc. Đây là bước tạo đà lớn để Đồng Tâm đúng như tên gọi, ý Đảng và lòng dân, đất và người hòa quyện tạo nên sức mạnh cho mảnh đất này ngày càng đổi mới.
Có thể bạn quan tâm
Nếu như những năm qua tôm thẻ chân trắng (gọi tắt tôm thẻ) chủ yếu được nuôi ở vùng nước lợ thuộc các tỉnh ven biển ĐBSCL, nay nhiều nông dân ở Đồng Tháp, An Giang… nảy sinh “sáng kiến” khoan giếng tìm nước mặn để nuôi tôm thẻ trong vùng nước ngọt. Điều bất ngờ khi có một số hộ trúng đậm, đã cuốn hút nhiều hộ khác làm theo.
Mẫu tàu YANMAR 01 do Viện Nghiên cứu Chế tạo tàu thủy sản xuất theo đơn đặt hàng của Công ty Yanmar, thí điểm dùng tàu vỏ composite. Đây là mô hình hợp tác khai thác cá ngừ đại dương giữa công ty Yanmar và ngư dân các tỉnh Nam Trung bộ.
Mấy ngày qua nhiều tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân Phú Yên trúng mùa lại được giá bán nhờ cách câu mới, là câu vàng thay vì câu bằng đèn cao áp như năm trước. Giá cá ngừ được các doanh nghiệp mua trong khoảng 120.000 - 200.000 đồng/kg, tùy vào chất lượng tàu cá.
Đến nay, diện tích thả nuôi cá tra toàn tỉnh Đồng Tháp là 1.114,22ha, đạt 51,8% kế hoạch, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2013, năng suất bình quân 341 tấn/ha. Ước 6 tháng đầu năm 2014, diện tích thả nuôi 1.467ha, đạt 68,2% kế hoạch, sản lượng thu hoạch ước đạt 195.338 tấn, tốc độ thu hoạch bình quân 33.000 tấn/tháng.
Theo thông báo từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận, kể từ ngày 1/8/2014 đến hết ngày 31/3/2015, các tổ chức cá nhân được khai thác các loài hải đặc sản bằng nghề lặn gồm: Sò lông, Điệp quạt, Dòm nâu, Bàn mai, Nghêu lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận.