Heo siêu năng suất Hongkong đi máy bay về Việt Nam

Heo đi máy bay
Cuối tháng 10.2015, ông Nguyễn Kim Đoán cùng gia đình chuẩn bị đón những “thành viên mới” là 50 con heo giống nhập khẩu từ Hongkong.
Sau khi hoàn tất thủ tục nhập khẩu tại sân bay Tân Sơn Nhất, lô hàng sẽ được cơ quan Thú y Vùng VI chuyển về trại luân chuyển để theo dõi trong 2 tuần.
Nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn về sức khỏe, dịch bệnh của ngành thú y, đàn heo giống sẽ được chuyển về trại nuôi của gia đình ông Đoán.
Ông Đoán cho biết, giá mỗi con heo giống là 2.500USD, cộng chi phí nuôi trong quá trình theo dõi, kiểm tra tại trại của cơ quan chức năng 100 USD/con, chưa kể chi phí vận chuyển khác.
“Người ta lên sân bay đón người thân, Việt kiều, mình lên sân bay đón… “heo kiều”, nhưng đó là tất cả gia tài của gia đình, là sự sống còn của việc chăn nuôi những năm tới” - ông Đoán nói.
Trước đó, lần đầu tiên 80 con heo siêu năng suất của Đan Mạch được ông Âu Thanh Long - Giám đốc Công ty Chăn nuôi Duy Cường (Đồng Nai) mua về thông qua đường hàng không.
Ông Long cho biết, đàn heo giống Dambred nổi tiếng của Đan Mạch này có trị giá hơn 4,8 tỷ đồng, được nhập về nhằm cải thiện đàn giống heo của Việt Nam.
Số heo giống này sẽ được gắn chip theo dõi tình hình sức khỏe, khả năng phát triển; mỗi con sẽ được thiết kế chế độ dinh dưỡng riêng.
“Việc chăm sóc, theo dõi heo bằng chip, xử lý thông tin trên hệ thống máy tính sẽ giúp xác định chính xác thể trạng từng con heo, đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp nhất, góp phần cải thiện đàn giống heo của Việt Nam hiện nay” - ông Long chia sẻ.
Từng bước khép kín chuỗi chăn nuôi
Theo Cục Chăn nuôi, mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 1.000 con heo giống, chủ yếu từ Mỹ, Canada, Anh, Hà Lan, Đan Mạch với giá mỗi con từ 2.500 - 5.000 USD.
Cùng với việc nhập khẩu heo giống cụ, kỵ nhằm cải thiện dần nguồn giống heo trong nước, nhiều trang trại chăn nuôi vùng Đông Nam Bộ cũng đang tích cực khép kín chuỗi chăn nuôi.
Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, Giám đốc HTX chăn nuôi Đồng Hiệp cho rằng, là ngành hàng dễ bị tổn thương nhất trước tác động của hội nhập quốc tế, đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành chăn nuôi phải sớm thực hiện tái cơ cấu bằng việc xây dựng chuỗi chăn nuôi khép kín.
Ông Công dẫn chứng, ở Đồng Nai, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khép kín chuỗi chăn nuôi của họ bằng cách hợp tác với nông dân, đồng hành cùng người chăn nuôi.
Họ chủ động mọi khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ; họ có con giống, thức ăn nên quyết định được giá thành sản phẩm.
“Về số lượng, các doanh nghiệp này chỉ chiếm 10 – 15% nhưng lại chiếm đến 85% thị phần.
Người chăn nuôi nhỏ lẻ đang chiếm 85% còn lại, nhưng do bị chi phối giá thành đầu vào ở nhiều khâu, lại rất mù mờ về thông tin thị trường nên sản phẩm làm ra có giá thành cao, khó cạnh tranh với các doanh nghiệp” - ông Công giải thích.
Theo ông Công, ngành chăn nuôi Việt Nam còn 12 năm nữa để chuẩn bị, trước khi các quy định về miễn thuế nhập khẩu thịt, sản phẩm động vật từ các nước theo TPP có hiệu lực.
“Vẫn còn đủ thời gian để doanh nghiệp, người chăn nuôi chuẩn bị, với điều kiện phải thay đổi và hình thành được chuỗi khép kín.
Nếu làm được thì việc cạnh tranh trong TPP không quá khó khăn” - ông Công tự tin.
Có thể bạn quan tâm

Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây (Trường ĐH Thành Tây, Hà Nội) vừa tiết lộ hai giống khoai lang có khả năng cho năng suất “khủng”, tới 70 – 80 tấn/ha, canh tác tốt sẽ đạt 100 tấn/ha.

Trước đây ở Nghĩa Hưng (Nam Định) cua biển từng là mặt hàng xuất khẩu được khách hàng ưa chuộng, đem lại nguồn thu lớn cho ngư dân ở các xã ven biển của huyện. Lượng cua biển này đều được khai thác từ tự nhiên, người dân chưa biết cách duy trì nguồn giống để phát triển nghề nuôi cua biển nên sản lượng khai thác cua biển tự nhiên ngày càng khan hiếm, không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Những năm gần đây, nhiều hộ nuôi thủy sản của huyện đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất giống cua biển từ các tỉnh: Cà Mau, Cần Thơ, Khánh Hòa… để áp dụng vào thực tế tại địa phương.

Đến xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang bạn sẽ cảm thấy rất ngỡ ngàng bởi màu sắc sân vườn phía trước nhiều ngôi nhà rất ư là lạ mắt. Trong xanh thẫm mượt mà của cỏ cây, có màu xanh dương đậm của những tấm bạt ni-lon được che chắn thành hình chữ nhựt, mỗi ô chừng vài chục mét vuông. Trong bể có lục bình, điên điển đang trổ ra những bông hoa sắc màu mát dịu. Những cái bể ấy dùng để nuôi lươn đó bạn ạ! Điểm qua hành trình của con lươn từ tự nhiên đi vào bồn bể, bạn sẽ thầm cảm ơn bao người nông dân chân chất đã cần mẫn sớm hôm để tạo thêm nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho đời.

Ngày 20-2, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chính thức triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (tương đương 2 triệu tấn lúa). Người dân ĐBSCL hy vọng đây là giải pháp khắc phục tình trạng lúa hàng hóa ùn ứ trong dân, giá lúa sụt giảm khi vào vụ thu hoạch đông ken.

Trong năm qua, toàn tỉnh Ninh Thuận đã thực hiện thả tôm nuôi với diện tích 1.470 ha (67% tập trung tại khu vực Đầm Nại, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), vượt 40% kế hoạch năm, trong đó có 194 ha tôm sú và 1.276 ha tôm thẻ chân trắng. Song do bệnh hội chứng tôm chết sớm (EMS) xuất hiện, lây lan trên diện rộng tại các vùng nuôi trọng điểm với diện tích 625 ha (chiếm 45% diện tích thả nuôi toàn tỉnh và tập trung 82% diện tích bệnh tại Đầm Nại) đã làm cho sản lượng thu hoạch chỉ đạt 87% kế hoạch.