Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Năm 2013 Đạt Gần 83.800 Tấn
Thông tin từ Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa, sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh năm 2013 đạt khoảng 83.722 tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2012, vượt 2,1% so với kế hoạch.
Trong đó, sản lượng khai thác biển khoảng 80.360 tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ, vượt 2% kế hoạch, còn lại là khai thác nội địa.
Năm 2013, mặc dù thời tiết không mấy thuận lợi, giá xăng dầu tăng cao nhưng ngư dân tỉnh nhà vẫn nỗ lực vươn khơi bám biển. Sau nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới, một lượng thủy sản tương đối lớn, như: cá nục, cá cơm, cá ngân, cá hố... xuất hiện dày và dài ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân kéo lưới đánh bắt. Các nghề như lưới vây dày, lưới kéo đơn, lưới rê, lưới chụp mực khai thác hiệu quả.
Trong năm, ngư dân đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, như: đóng mới tàu cá, cải hoán thay máy có công suất lớn, một số nơi, ngư dân đã ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào trong khai thác như máy tời thu lưới, máy dò ngang, máy thông tin liên lạc tầm xa nhằm phục vụ cho việc khai thác thủy sản đạt hiệu quả cao.
Thành công từ hoạt động khai thác trên biển đã tạo điều kiện cho các dịch vụ hậu cần nghề cá trên bờ phát triển, tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống cho ngư dân vùng biển.
Có thể bạn quan tâm
Tình trạng khai thác thủy sản hủy diệt, làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Các khu bảo vệ thủy sản (BVTS) ở đầm phá được thành lập, ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cộng đồng ngư dân được nâng cao.
Sáng 8-11, Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp Gia Lai đã tổ chức tổng kết Liên minh sản xuất mật ong bền vững Ia Grai.
Giá gà thịt nuôi thả vườn ở huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang)... tăng cao, làm người nuôi phấn khởi vì có lãi lớn.
Ngày 7-11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh đã có buổi làm việc với các sở, ngành và 4 huyện tham gia thí điểm đầu tư hạ tầng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, gồm: Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và Trảng Bom.
Vào giữa năm 2002, cả tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy. Theo đó, những hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Bình Thuận được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để nuôi bò. Thế rồi, đại bộ phận đồng bào đã có từ 1 - 2 con bò do các cơ quan được chỉ định mua bò giống, cung cấp. Nhiều hộ nuôi từ 1 - 2 con trước đây, vài năm sau có 4 - 5 con, thậm chí có đàn trên dưới 25 con. Ông Mai Sên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cho biết: Chương trình phát triển đàn bò 04, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho 3.160 hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay 22.035 triệu đồng để mua 4.680 con trâu, bò. Trong đó, có 186 con bò đực giống trị giá 1.928 triệu đồng…