Heo siêu năng suất Hongkong đi máy bay về Việt Nam

Heo đi máy bay
Cuối tháng 10.2015, ông Nguyễn Kim Đoán cùng gia đình chuẩn bị đón những “thành viên mới” là 50 con heo giống nhập khẩu từ Hongkong.
Sau khi hoàn tất thủ tục nhập khẩu tại sân bay Tân Sơn Nhất, lô hàng sẽ được cơ quan Thú y Vùng VI chuyển về trại luân chuyển để theo dõi trong 2 tuần.
Nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn về sức khỏe, dịch bệnh của ngành thú y, đàn heo giống sẽ được chuyển về trại nuôi của gia đình ông Đoán.
Ông Đoán cho biết, giá mỗi con heo giống là 2.500USD, cộng chi phí nuôi trong quá trình theo dõi, kiểm tra tại trại của cơ quan chức năng 100 USD/con, chưa kể chi phí vận chuyển khác.
“Người ta lên sân bay đón người thân, Việt kiều, mình lên sân bay đón… “heo kiều”, nhưng đó là tất cả gia tài của gia đình, là sự sống còn của việc chăn nuôi những năm tới” - ông Đoán nói.
Trước đó, lần đầu tiên 80 con heo siêu năng suất của Đan Mạch được ông Âu Thanh Long - Giám đốc Công ty Chăn nuôi Duy Cường (Đồng Nai) mua về thông qua đường hàng không.
Ông Long cho biết, đàn heo giống Dambred nổi tiếng của Đan Mạch này có trị giá hơn 4,8 tỷ đồng, được nhập về nhằm cải thiện đàn giống heo của Việt Nam.
Số heo giống này sẽ được gắn chip theo dõi tình hình sức khỏe, khả năng phát triển; mỗi con sẽ được thiết kế chế độ dinh dưỡng riêng.
“Việc chăm sóc, theo dõi heo bằng chip, xử lý thông tin trên hệ thống máy tính sẽ giúp xác định chính xác thể trạng từng con heo, đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp nhất, góp phần cải thiện đàn giống heo của Việt Nam hiện nay” - ông Long chia sẻ.
Từng bước khép kín chuỗi chăn nuôi
Theo Cục Chăn nuôi, mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 1.000 con heo giống, chủ yếu từ Mỹ, Canada, Anh, Hà Lan, Đan Mạch với giá mỗi con từ 2.500 - 5.000 USD.
Cùng với việc nhập khẩu heo giống cụ, kỵ nhằm cải thiện dần nguồn giống heo trong nước, nhiều trang trại chăn nuôi vùng Đông Nam Bộ cũng đang tích cực khép kín chuỗi chăn nuôi.
Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, Giám đốc HTX chăn nuôi Đồng Hiệp cho rằng, là ngành hàng dễ bị tổn thương nhất trước tác động của hội nhập quốc tế, đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành chăn nuôi phải sớm thực hiện tái cơ cấu bằng việc xây dựng chuỗi chăn nuôi khép kín.
Ông Công dẫn chứng, ở Đồng Nai, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khép kín chuỗi chăn nuôi của họ bằng cách hợp tác với nông dân, đồng hành cùng người chăn nuôi.
Họ chủ động mọi khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ; họ có con giống, thức ăn nên quyết định được giá thành sản phẩm.
“Về số lượng, các doanh nghiệp này chỉ chiếm 10 – 15% nhưng lại chiếm đến 85% thị phần.
Người chăn nuôi nhỏ lẻ đang chiếm 85% còn lại, nhưng do bị chi phối giá thành đầu vào ở nhiều khâu, lại rất mù mờ về thông tin thị trường nên sản phẩm làm ra có giá thành cao, khó cạnh tranh với các doanh nghiệp” - ông Công giải thích.
Theo ông Công, ngành chăn nuôi Việt Nam còn 12 năm nữa để chuẩn bị, trước khi các quy định về miễn thuế nhập khẩu thịt, sản phẩm động vật từ các nước theo TPP có hiệu lực.
“Vẫn còn đủ thời gian để doanh nghiệp, người chăn nuôi chuẩn bị, với điều kiện phải thay đổi và hình thành được chuỗi khép kín.
Nếu làm được thì việc cạnh tranh trong TPP không quá khó khăn” - ông Công tự tin.
Related news

Thương lái ở nhiều nơi phản ánh, thời gian gần đây để tăng trọng lượng lúa khi bán, một số nông dân đã dùng biện pháp bơm nước vào ruộng trước khi thu hoạch. Việc làm này lâu dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy...

Hơn 1 năm trước, từ một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, Công ty CP Đông Dương (CT Đông Dương) bất ngờ quyết định cắt 2.500 m2 đất tại Trung tâm thương mại (TTTM) Lương Sơn làm mô hình gấc giới thiệu cho nông dân.

Thực hiện chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với đề án phát triển nghề nấm của tỉnh Bắc Giang, năm 2013, Hội Nông dân huyện Sơn Động liên kết với Trung tâm Dạy nghề Anh Tuyết - Bắc Giang, Trung tâm Giống nấm tỉnh xây dựng mô hình trồng nấm ở 5 xã.

Hiện nay, giá dừa khô tăng mạnh, từ 80-85 ngàn đồng/chục (12 trái). Do giá dừa tăng và tương đối ổn định từ sau Tết đến nay, nên bà con trồng dừa rất phấn khởi.

Những tưởng cây thanh long ruột đỏ chỉ phù hợp với khí hậu ở miền Nam nhưng mấy năm trở lại đây loại cây này lại “bén duyên” với mảnh đất Chợ Đồn và bước đầu đã mang lại những hiệu quả kinh tế đáng ghi nhận.