Hậu Giang có hơn 450ha mía bị nhiễm dịch hại
Mặc dù đang bị dịch hại tấn công, nhưng do người dân có biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu vụ nên không ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây mía. Tuy nhiên, hiện mía đang trong thời kỳ vươn lóng nên đây là thời điểm rất dễ bị rầy đầu vàng, bệnh thoái đỏ và chuột tấn công.
Do đó, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đề nghị ngành nông nghiệp của 3 địa phương trên cần tiếp tục khuyến cáo người dân chủ động phòng ngừa dịch hại, tránh lây lan sang diện rộng, nhất là chú ý đến đối tượng chuột cắn phá làm giảm năng suất, chữ đường đáng kể...
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm gần đây, huyện chú trọng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung. Hiện huyện có 156ha dong riềng, 3.500ha hồi, 100ha sở, đang có hướng mở rộng diện tích trồng sở lên 1.700ha, cùng hàng trăm ha trồng lúa, ngô, cây ăn quả như nhãn, ổi, vải, thanh long v.v..
Theo ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau, 36.000 ha lúa hè thu trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông, ngậm sữa nhưng gần 9.000 ha bị bệnh đốm vằn, cháy bìa lá, rầy nâu, đạo ôn cổ bông tập trung nhiều ở huyện Trần Văn Thời, Thới Bình và U Minh.
Vào thời điểm này, giá cao su xuất khẩu vẫn giảm mạnh, khiến nhiều người trồng cao su phải bán lỗ hoặc muốn bán cũng không tìm được thị trường, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo chế độ, quyền lợi cho người lao động.
Những năm gần đây, diện tích thanh long ở Bình Thuận liên tục phát triển. Mới qua mấy tháng đầu năm 2014 đã có nhiều diện tích đất lúa 2 - 3 vụ ở các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình… bị nông dân tự “quy hoạch” để trồng thanh long.
Đến nay, dù Viện chưa có kết luận về hiệu quả và có nên nhân rộng hay không nhưng vườn bưởi trồng thực nghiệm cây trái sum suê, xanh tốt, có chất lượng, được thương lái thu mua đánh giá khá cao. Người dân trong vùng cũng bắt đầu trồng bưởi da xanh xen trong vườn dừa.