Đánh Giá Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính
Ngày 4/11, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Ðắk Song (Đắk Nông) đã tổ chức Hội thảo đầu bờ tổng kết đánh giá mô hình nuôi cá rô phi đơn tính tại hộ ông Vũ Thanh Sơn, thôn 2, xã Thuận Hà (Ðắk Song), mô hình thử nghiệm bắt đầu từ tháng 5/2013.
Kết quả cho thấy, cá thích nghi với điều kiện nuôi, sinh trưởng tốt, ít bệnh tật và được các hộ tham gia hưởng ứng nhiệt tình. Sau hơn 6 tháng triển khai, cá đạt tỷ lệ sống 90%, trọng lượng trung bình đạt 550g/con và năng suất đạt trung bình 14,85 tấn/ha.
Với giá bán hiện nay 40.000 đồng/kg và lợi nhuận đem lại cho 1 ha nuôi là 315.000.000 đồng/ha. Theo nhận xét của các hộ thực hiện mô hình thì nuôi cá rô phi đơn tính cho năng suất khá cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong khi đó yêu cầu kỹ thuật không quá khắt khe, phù hợp với nhiều đối tượng và lứa tuổi.
Mô hình được triển khai từ nguồn vốn của tỉnh, Nhà nước hỗ trợ 100% về con giống, vật tư và thuốc sát trùng, tổng kinh phí đầu tư là 111.600.000 đồng, trong đó con giống 9.600.000 đồng và 102.000.000 đồng tiền vật tư (thức ăn và thuốc khử trùng ao hồ).
Với quy mô 0,4 ha cho 4 hộ tham gia, trong đó Trạm đã tiến hành chọn 2 hộ dân tộc thiểu số và 1 hộ nữ thuộc 2 xã Ðắk N’Drung và Thuận Hà là 2 xã vùng 3 của huyện có diện tích mặt nước ao hồ tự nhiên khá lớn.
Trong quá trình triển khai, Trạm tiến hành tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và thường xuyên phối hợp với cán bộ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiến hành kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ tham gia.
Từ thành công ban đầu của các hộ tham gia mô hình, đã có nhiều hộ nông dân thuộc 2 xã Ðắk N’Drung và xã Thuận Hà lên kế hoạch nhân rộng mô hình đầu tư nuôi cá rô phi đơn tính để tăng thu nhập, cải thiện đời sống cũng như tận dụng nguồn nước ao hồ tại địa phương chưa khai thác sử dụng.
Có thể bạn quan tâm
Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) phối hợp Hội Hóa học TP.Hồ Chí Minh đã tìm các phương án nghiên cứu để sản xuất que thử nhanh chất cấm còn tồn dư trong nước tiểu vật nuôi.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 89/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản.
Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai các giải pháp kết nối thị trường cả trong và ngoài nước; dự báo, đánh giá và thông tin kịp thời nhu cầu thị trường nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng nông-thủy sản.
Ở vùng đồng bằng hay miền núi xa xôi, khắp các miền quê Quảng Trị nông dân (ND) đều phấn khởi, tích cực tham gia phong trào “ND Quảng Trị chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Không còn nhiều thời gian để vui mừng vì đàm phán TPP kết thúc, thay vào đó cả hệ thống nông nghiệp từ quản lý nhà nước đến nông dân phải thay đổi để tận dụng tốt “cơ hội vàng” của thế kỷ 21... Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp.