Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ao Đất

Về xã Yên Hồ (Đức Thọ - Hà Tĩnh) trong những ngày cuối thu, chúng tôi được ông Nguyễn Văn Hải - Chủ tịch UBND xã dẫn đi “mục sở thị” hiệu quả của mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao đất của anh Lê Thanh Hà - một điển hình của công đoàn xã trong phát triển kinh tế.
Với gần 1,5 ha ao hồ mặt nước, trước đây, anh Lê Thanh Hà chủ yếu ương nuôi cá giống và nuôi cá thịt như trắm cỏ, chép, mè, trôi… doanh thu chỉ đạt 20-30 triệu đồng/năm, trong khi thị trường tiêu thụ lại khó khăn. Anh đã trăn trở làm thế nào để vừa tận dụng được diện tích sẵn có, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế. Qua nhiều năm tìm hiểu về mô hình nuôi tôm càng xanh xen ghép ở nhiều địa phương, đến đầu năm 2013, sau khi bán hết cá giống, anh Hà quyết định không nuôi cá thịt, mà ra tận Quảng Ninh mua 11 vạn con tôm giống càng xanh về thả nuôi.
Bước đầu do chưa có kinh nghiệm nên tôm bị chết gần nửa. Không nản chí, anh tiếp tục mua thêm 6 vạn con tôm giống về nuôi. Nhờ tuân thủ quy trình kỹ thuật nên tôm phát triển tốt. Sau gần 7 tháng thả nuôi, sản lượng tôm đạt khoảng 3.300 kg, với giá bán 230 ngàn đồng/kg, doanh thu khoảng 1,3 tỷ đồng, trừ chi phí cho lãi trên 250 triệu đồng.
Trao đổi với chúng tôi, anh Hà cho biết: “Tôm càng xanh rất dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, thu nhập cao gấp đôi so với cá, lại dễ tiêu thụ. Hiện nay, giá con giống hơi cao và rất khó khăn trong chọn lựa con giống chất lượng. Người nuôi phải có kinh nghiệm mới chọn được loại giống tốt”. Theo kinh nghiệm của anh, khi cho tôm ăn, rải thức ăn quanh ao, cách bờ chừng 3m và để lại khoảng 2-3% lượng thức ăn cho vào sàng để theo dõi, kiểm soát, vừa tiết kiệm vừa giảm ô nhiễm nguồn nước. Hàng tuần, bơm thêm nước vào ao hoặc xả nước bẩn ra. Trong những tháng đầu, định kỳ bón vôi bột 1 lần, liều lượng 20 kg/100 m2. Vôi được hòa tan trong nước và tạt đều khắp ao để làm sạch nguồn nước, giúp tôm nhanh lớn.
Mô hình nuôi tôm càng xanh xen ghép với các giống cá truyền thống trong ao đất đầu tiên của xã Yên Hồ đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Điều đó cho thấy, tôm càng xanh có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở vùng đất này, góp phần nâng cao đời sống người dân, giải quyết việc làm và góp phần phát triển KT-XH địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2013 người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh hơn 217 ngàn tấn thịt heo hơi, tăng hơn 40 ngàn tấn so với năm 2012.

Từ một nông dân lam lũ, ông Nguyễn Văn Nam (63 tuổi, ở thôn Ðông Bình, xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn, Bình Định) đã trở thành tỉ phú nhờ chăn nuôi giỏi, đạt hiệu quả cao. Năm 2013, ông Nam vinh dự được Trung ương Hội Nông dân trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”.

Hiện nay, toàn bộ diện tích mạ trà xuân sớm của các địa phương Hải Dương đã có thời gian sinh trưởng sau gieo ít nhất là 15 ngày tuổi trở lên. Tuy nhiên, do các yếu tố thời tiết diễn biến khắc nghiệt nên một số diện tích đã biểu hiện bị hại, chúng tôi xin lưu ý bà con nông dân cần thực hiện ngay việc “che vòm nylon cho mạ”.

Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 12/12, trên 600.000 con cua, tôm và cá giống sẽ tiếp tục được Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với chính quyền địa phương thả xuống cửa biển và vùng ngọt hóa tại các huyện: Trần Văn Thời, Phú Tân, U Minh, Thới Bình và Thành phố Cà Mau.

Được nông dân trong nước khâm phục cỡ đó, nhưng Hồ Sáu không vì thế mà tự mãn, ông vẫn thường xuyên bỏ tiền túi ra nước ngoài học hỏi thêm những kinh nghiệp hay để về áp dụng vào SX.