Sản Xuất Thủy Sản Có Dấu Hiệu Phục Hồi
Những tháng đầu năm 2013, cơ cấu kinh tế của huyện Đầm Dơi (Cà Mau) chuyển dịch đúng hướng và tăng trưởng khá. Các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất được đẩy nhanh tiến độ, diện tích nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm quảng canh cải tiến ngày càng được mở rộng, nên sản xuất nuôi trồng thủy sản có dấu hiệu phục hồi.
Huyện Đầm Dơi hiện có trên 2.200 ha nuôi tôm công nghiệp, 9.800 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến; diện tích còn lại phát động người dân trồng màu, cây ăn trái và nuôi tôm quảng canh truyền thống kết hợp nuôi cá, cua. Với những dự án, mô hình kinh tế trên, từ đầu năm 2013 đến nay, huyện thu hoạch tổng sản lượng 69.000 tấn thủy sản, đạt 70% kế hoạch năm.
Sản xuất đạt hiệu quả khả quan một phần là nhờ huyện Đầm Dơi đã triển khai thi công 56 công trình thủy lợi, chiều dài trên 213.000 m, với vốn đầu tư 83 tỷ đồng. Công tác thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cũng được triển khai ở 3 xã, có trên 1.000 hộ tham gia, với gần 400 ha. Tính đến nay, bảo hiểm đã thanh toán bồi thường 653/1.012 hợp đồng, với số tiền 38 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện còn làm tốt công tác tập huấn, hội thảo, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, nhất là các dự án, mô hình sản xuất mới chuyển dịch đạt hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn còn xảy ra, nhất là tôm nuôi công nghiệp, gây thiệt hại trên 400 ha; việc triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nuôi tôm còn nhiều bất cấp.
Có thể bạn quan tâm
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vừa có chỉ đạo yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công an cùng các địa phương tăng cường các giải pháp quản lý thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Cây tiêu phát triển tốt trên đất phì nhiêu, giàu hữu cơ, tơi xốp, có độ pH từ 5,5 - 6,5, đất có độ dốc dưới 10% và mực nước ngầm sâu hơn 2m vào mùa mưa.
Từ đống vốn ít ỏi ban đầu, ông Nam gầy được đàn gà rừng lớn mạnh, mỗi năm ông Nam thu lãi từ 18 triệu – 20 triệu đồng, trở thành nguồn thu bền vững cho gia đình ông.
“Chúng tôi được Nhà nước chuẩn bị những điều kiện sinh hoạt và sản xuất khá chu đáo nên dân bản ổn định nhanh và có nhiều điều kiện làm giàu” - anh Lù Văn Chảnh- Trưởng bản Pó Luông, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã (Sơn La) tâm sự.
Đến với Na Son, một xã vùng cao của huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) vào thời điểm này, ngoài những món ăn truyền thống như: Cá nướng (Pa pỉnh tộp), rêu suối, măng rừng, thịt khô… du khách sẽ được thưởng thức những món rau được hấp, đồ, nướng, luộc… với lời giới thiệu đầy tự hào: "Rau sạch đấy. Rau dân bản trồng, không có thuốc sâu, phân đạm gì đâu".